TS. Nguyễn Văn Huy bên những kỷ vật của nhóm các nhà khoa học đi tu nghiệp tại Liên Xô năm 1951.

TS. Nguyễn Văn Huy bên những kỷ vật của nhóm các nhà khoa học đi tu nghiệp tại Liên Xô năm 1951.

Di sản của mỗi nhà khoa học kể một phần lịch sử của nền khoa học, đất nước và dân tộc. Nhưng nhiều năm qua, phần di sản lớn lao ấy đang bị mất mát, bị lãng quên…

 

Bắt đầu từ chuyện nhà

PGS.TS Nguyễn Văn Huy nói rằng, cho đến khi ông nghỉ hưu mới có thời gian sắp xếp lại những tư liệu, ảnh, những kỷ vật, và cả những ghi chép của ba mình – GS.TS Nguyễn Văn Huyên. Nhắc đến tên ông cụ, hẳn nhiều người biết, đó là nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa, và đặc biệt – là nhà giáo dục nổi tiếng, từng ở cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục một thời gian dài kỷ lục: gần 29 năm. Thế nhưng, hẳn rất ít người biết rõ sự nghiệp nghiên cứu văn hóa, phát triển giáo dục của ông một cách cụ thể, đầy đủ, và hệ thống. Cùng với thời gian, những thế hệ sau này, nghe tên ông, có khi chỉ còn là một từ “loáng thoáng”. Tư liệu về ông, từ cuộc đời làm khoa học cho đến những công trình nghiên cứu, đóng góp, người cần tìm hiểu cũng không biết tìm ở đâu.

Tập hợp lại những tư liệu về GS.TS Nguyễn Văn Huyên, ngay cả TS. Nguyễn Văn Huy- là con trai ông, người từng có nhiều năm làm bảo tàng, vẫn phải vất vả mất khá nhiều thời gian. Chỉ riêng những tư liệu ảnh gia đình, ông tập hợp in lại, trình bày theo trình tự thời gian và chú thích cẩn thận, cũng đủ cho thấy hình ảnh cuộc đời của một nhà giáo dục nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Rất nhiều tư liệu khác, từ những cuốn sổ ghi chép, các dữ liệu khoa học đến những bài viết, bản thảo, nếu nghiên cứu lại một cách đầy đủ, có thể tìm trong đó vô vàn những sử liệu, bài học quý giá cho thời hiện tại, kế thừa những tư tưởng, công việc còn dang dở của một nhà khoa học và một nhân cách lớn…

Một phần lịch sử dân tộc

Lịch sử dân tộc Việt Nam, có một phần lớn lao bắt đầu ở các nhà khoa học.

Nền khoa học của đất nước, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 hãy còn trứng nước, những người đầu tiên đặt nền móng xây dựng là những nhân vật được lịch sử ghi danh. Từ bốn nhà khoa học đầu tiên từ Pháp theo Bác Hồ về nước vào năm 1946 sau Hội nghị Fontainebleau, đến những người trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhóm kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư được nhà nước Việt Nam lần đầu tiên gửi sang Liên Xô du học vào năm 1951, những người đầu tiên nắm giữ trọng trách ở các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Bộ ngành... mỗi số phận, cuộc đời là một câu chuyện lịch sử vô giá.

Trong lần dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của kỹ sư Võ Quý Huân- vị “cha đẻ” của ngành đúc -luyện kim- một trong bốn nhà khoa học từ Pháp theo Bác Hồ về nước năm 1946 (cùng với Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước và Võ Đình Quỳnh), nhiều sinh viên mới giật mình: một kho tàng vô giá của lịch sử khoa học dân tộc hãy còn là bí ẩn đối với họ. Kỹ sư Võ Quý Huân cũng là một trường hợp may mắn, bởi gia đình và bạn bè, nhiều thế hệ học trò của ông vẫn lưu giữ những tư liệu, hình ảnh, ký ức về ông.

Nhưng đối với nhiều người, một phần lớn tài sản ấy đã trở thành phế liệu, mất mát, tàn lụi không ai biết, hoặc biết thì đã quá muộn.

"Tổ chức nghiên cứu di sản của các nhà khoa học một cách quy mô, hệ thống, chúng ta sẽ hình dung lịch sử các ngành Khoa học Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau theo trục dọc phát triển, đồng thời cũng có thể cắt theo trục ngang để hiểu các tầng lớp, thế hệ trí thức ở các giai đoạn khác nhau đã được đào tạo, rèn luyện và cống hiến như thế nào. Cuộc đời của từng nhà khoa học như những sử liệu sống động ghép lại thành bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển của khoa học Việt Nam…" – PGS.TS Nguyễn Văn Huy mong mỏi.

“Di sản của mất mát”

Lần đầu tiên, đến kho lưu trữ của Trung tâm Di sản các nhà khoa học, chúng tôi không khỏi giật mình ngỡ ngàng bởi khối lượng đồ sộ các tư liệu, hình ảnh, hiện vật được hệ thống hóa một cách công phu và bài bản. Chỉ mới hơn ba năm kể từ khi chính thức bắt đầu công việc sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu, hiện vật, các cán bộ của Trung tâm đã tập hợp dữ liệu của hơn 400 nhà khoa học, trong đó đã hoàn thiện và đưa vào hệ thống hóa hồ sơ tư liệu của 250 người.

Rất dễ dàng tra cứu, chúng tôi tìm thấy những hình ảnh đặc biệt về GS-bác sĩ Tôn Thất Tùng, những cuốn sổ chép tay còn nguyên bút tích cuộc làm việc của ông với GS Bửu Hội vào những năm 1970 tại Paris về chất độc da cam dioxin. Rồi kỳ lạ, những tài liệu ghi chép về “ngân hàng xương” đầu tiên của GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân, cho thấy một thời gian khó của các nhà khoa học làm việc trong chiến tranh và là một phần lớn lao góp sức làm nên chiến thắng của dân tộc. Những tư liệu của họ, không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn như là một nguồn sử liệu quý giá để tìm hiểu, nghiên cứu về một thời kỳ.

“Trưa nay ba muốn con hãy ngồi lên chiếc yên xe đạp hãy còn mang hơi ấm ấy và đạp đến trường”- đó là một câu tôi tình cờ đọc được khi lật qua một trong 9 cuốn nhật ký của GS-bác sĩ Nguyễn Tài Thu viết cho các con. Gần như toàn bộ cuộc đời nghiên cứu khoa học, mà trong đó chủ yếu là kỹ thuật châm tê đã được ông ghi chép lại- bằng những cảm xúc, trực giác và suy ngẫm của một người cha. Bằng cách viết cho con mà ông như đối thoại với chính mình, với cả công việc nghiên cứu nhọc nhằn có đủ vinh hoa và cay đắng.

Nhưng, những tư liệu quý giá mà hiện trung tâm vừa sưu tập vẫn chỉ là phần nhỏ trong di sản của hàng trăm nhà khoa học lỗi lạc của dân tộc cũng như hàng ngàn các nhà khoa học bình dị khác là những chứng nhân của lịch sử. Trần Bích Hạnh, một nghiên cứu viên trẻ xót xa nói: “Trong số 21 người đầu tiên trong nhóm “Liên Xô 51” (những nhà khoa học đầu tiên sang Liên Xô vào năm 1951), nay chỉ hai người còn sống. Nhiều nhà khoa học, khi chúng tôi đến nhà, con cháu họ cho biết, họ vừa dọn nhà và “bán đồng nát” đi mấy chục cân. Chỉ còn biết xót xa tiếc nuối”. Hạnh là nghiên cứu viên hiện đang miệt mài “theo đuổi” những ký ức của Thiếu tướng Phạm Như Vưu – một trong hai người còn sót lại của nhóm “Liên Xô 51”.

Ngay với GS.TS Nguyễn Văn Chiển, người được coi là “anh cả của ngành địa chất Việt Nam”, nhiều thế hệ học trò làm khoa học tôn vinh ông là "người tìm đường cho ngành khoa học Trái đất ở Việt Nam", vừa mới mất năm 2009, Trung tâm cũng không kịp gặp gỡ. “Chúng ta đã để lỡ mất rồi!” là câu nói mà TS. Nguyễn Văn Huy phải thốt lên với học trò khi báo tin ông qua đời.

Và Bảo tàng Di sản ký ức

Khởi động từ năm 2008, dự án Xây dựng công viên các nhà khoa học tại Hòa Bình có thời điểm bị hiểu nhầm thành nơi xây dựng bia tiến sĩ mới. Khi đó, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản tiến sĩ và các nhà khoa học do PGS. TS Nguyễn Văn Huy chịu trách nhiệm giám đốc chuyên môn đã chịu không ít bùa rìu dư luận. Nhưng đeo đuổi mục đích công việc của mình, TS. Nguyễn Văn Huy cùng các nghiên cứu viên vẫn lặng lẽ miệt mài làm việc. Và cho đến nay, số lượng công việc mà làm được, khiến nhiều người trước đây vội vã hiểu lầm đã phải ngạc nhiên kính phục và ủng hộ. Mấy trăm nhà khoa học hoặc gia đình họ đã gửi hồ sơ để lưu giữ một cách an toàn, hệ thống tại Trung tâm.

Cho đến đầu năm 2012, các cán bộ của Trung tâm đã thực hiện đến hàng nghìn buổi gặp gỡ, tiếp xúc, tiến hành mấy trăm cuộc phỏng vấn ghi âm, ghi hình các nhà khoa học còn sống. Với mỗi nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu phải tiếp xúc đến hàng chục lần, sưu tầm tư liệu cả bằng hiện vật và cả từ ký ức của họ. Với lòng say mê và phương pháp làm việc khoa học, tinh thần trách nhiệm được truyền lại từ người chỉ đạo trực tiếp- PGS.TS Nguyễn Văn Huy các nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm như Nguyễn Thanh Hóa, Trần Bích Hạnh, Phạm Kim Ngân... thực sự đều có những trải nghiệm quý giá với công việc.

TS. Nguyễn Văn Huy cho biết, dưới sự bảo trợ của Công ty Công nghệ và Xét nghiệm Y học Medlatec và một nhóm các nhà khoa học muốn tri ân những thế hệ đi trước, dự án xây dựng Công viên Di sản các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục từng bước được thực hiện tại Hòa Bình. Đây sẽ là một viện bảo tàng để lưu giữ và giới thiệu các hiện vật, kỷ vật, tài liệu, thư tịch, cung cấp thông tin về các nhà khoa học. Hy vọng, khi Công viên hoàn thành, sẽ là nơi để thế hệ sau tìm hiểu về lịch sử nền khoa học của đất nước.

 

                                                                      Theo Báo Nhandan

 

Các tin khác

Tiểu phẩm
Một tiểu phẩm được thể hiện ấn tượng tại hội thi.
Kịch múa Rôbăm tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn quốc. Ảnh: NHẬT NAM
Không có hình ảnh

Văn Mai Hương giữ vững phong độ, vượt mặt Uyên Linh

Bảng xếp hạng Bài hát yêu thích tuần 6 vẫn chứng kiến sự áp đảo của các ca khúc trình diễn trong liveshow tháng 2. Tuy nhiên, vị trí quán quân và á quân tuần này vẫn là 2 ca khúc trong liveshow 1 của Văn Mai Hương và Uyên Linh.

48 cặp họa mi tham gia Hội thi “Họa mi chiến Hòa Bình mở rộng lần thứ nhất năm 2012”

(HBĐT) - Ngày 25/2, tại Trung tâm giải trí Sao Mai đã diễn ra hội thi “Chim họa mi chiến Hòa Bình mở rộng lần thứ nhất năm 2012”.

 

Giao lưu “Tuổi trẻ Hòa Bình với Tây Tiến”

(HBĐT) - Tối 24/2, tại trường CĐ VHNT Tây Bắc đã diễn ra chương trình giao lưu “Tuổi trẻ Hòa Bình với Tây Tiến”. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các CCB Trung đoàn 52 Tây Tiến và gần 1.000 ĐV- TN, HS- SV trên địa bàn tỉnh.

Công bố quy hoạch làng thể thao, văn hóa sinh viên

(HBĐT) - Ngày 21/2, UBND huyện Lương Sơn đã phối hợp với Sở Xây dựng, trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, UBND xã Tân Vinh tổ chức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 làng thể thao, văn hóa sinh viên tại xã Tân Vinh.

Đò ngang

(HBĐT) - Sau rằm tháng giêng, ai có dịp trở lại vùng sông nước này sẽ có cảm giác thật yên ả, thanh bình. Một vùng quê mà “tiếng gà gáy ba tỉnh cùng nghe”. Không nắng, không gió, chỉ lất phất mấy hạt mưa bụi không đủ ướt áo.

Bước nhảy Hoàn vũ rộn ràng khởi động mùa thứ 3

Trong bối cảnh truyền hình đang nở rộ hàng loạt chương trình giải trí, từ các cuộc thi ở mọi thể loại cho đến các gameshow… thì một chương trình truyền hình thực tế chuyên về bộ môn dancesport như Bước nhảy Hoàn vũ đang làm cho bức tranh truyền hình giải trí thêm phong phú và thêm một món ăn tinh thần đầy thú vị cho khán giả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục