Chiếc bát gốm cổ đời Bắc Tống có thể được bán với giá 10 triệu USD.

Chiếc bát gốm cổ đời Bắc Tống có thể được bán với giá 10 triệu USD.

Một chiếc bát gốm hiếm có được sản xuất cách đây 900 năm đang thu hút sự chú ý của công chúng Trung Quốc cũng như quốc tế khi nó chuẩn bị được đem ra bán đấu ra vào tháng tới.

 

Theo nhận định của một số chuyên gia về đấu giá, chiếc bát quý hiếm có này có thể đạt được mức giá kỷ lục 10 triệu USD.

Với họa tiết gồm những bông hoa rất lôi cuốn, chiếc bát có niên đại từ thời nhà Bắc Tống (960-1127) được đánh giá là một phép thử với độ "chịu chơi" của thị trường đồ cổ châu Á.

Bên cạnh yếu tố thời gian, sự độc đáo của chiếc bát gốm cổ còn do nó được làm từ loại gốm Ru, một trong những loại gốm hiếm ở Trung Quốc.

Hiện trên thế giới chỉ có khoảng sáu món đồ vật làm bằng gốm Ru trong các bộ sưu tập cá nhân.

Cuối tuần qua, chiếc bát gốm cổ này dự định  được đem ra trưng bày tại một triển lãm ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nhà tổ chức sự kiện này cuối cùng đã thay đổi quyết định và chỉ cho phép những người tham gia đấu giá được phép chiêm ngưỡng trước chiếc bát này.

Theo kế hoạch, những nhà tổ chức sẽ tổ chức một sự kiện giới thiệu chiếc bát gốm này ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) trong thời gian tới.

Các chuyên gia cho rằng người có khả năng mua chiếc bát gốm nêu trên có thể là một đại gia tới từ Hong Kong hoặc Đài Loan, thậm chi là một người hâm mộ các đồ vật cổ tới từ phương Tây, nơi luôn có sự ngưỡng mộ nhất định những sản phẩm làm bằng gốm của Trung Quốc./.

 

                                                          Theo TTXVN

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Chùa Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong) - điểm du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh hấp dẫn du khách.
Bìa sách.
Không có hình ảnh

Hết lòng vì tương lai con trẻ

(HBĐT) - Ông Tân không sao chợp mắt được. Xưa nay ông vốn là người lao động lam lũ nên đặt mình nằm xuống giường là ngủ một mạch đến sáng. Thế mà đêm nay ông trằn trọc suy nghĩ miên man, đắn đo, cân nhắc mà vẫn chưa tìm ra lời giải. ông mong trời chóng sáng để bàn với bà Vượng - người đã cùng ông đi suốt cuộc đời hơn 40 năm qua và với 5 người con, trai có, gái có để quyết định giao 180 m2 đất xây dựng trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn.

Mùa xuân đến muộn

(HBĐT) - Hai vợ chồng Pày - Hiền sống với nhau đã gần chục năm nhưng chưa con cái gì, đã nhiều lần vợ anh đi tìm thầy, tìm thợ mà cũng chưa thấy đơm hoa, kết trái. Pày thương Hiền, người con gái Mường Vang đã thương yêu anh, là thương binh cụt chân đi lại vất vả, cặm cụi sửa xe đạp để kiếm đồng ra, đồng vào đỡ đần cho vợ nên cô đã đồng cam, cộng khổ gắn bó với chồng gần chục năm.

Thừa Thiên – Huế: Tế đàn Xã Tắc không còn “vua giả”

Rạng sáng 9.3, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (BTDTCĐ) đã phối hợp tổ chức lễ tế đàn Xã Tắc lần thứ năm.

Trao bằng công nhận Di tích lịch sử Đồi 722-Đắk Sắk

Ngày 9/3, tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử Đồi 722-Đắk Sắk.

Tản mạn xung quanh món tiết canh, lòng lợn

(HBĐT) - Thời bao cấp, ai nấy chỉ mong năm hết, tết đến để có bữa tiết canh, lòng lợn cho đã đời, bởi cái thời tem phiếu, xếp hàng mua lạng thịt bèo nhèo, bìa đậu, vài con cá lạnh, ăn kem kèm phở, ăn “mì không người lái” phải xếp hàng bằng bu gà, viên gạch nên được “ăn tươi” là hiếm hoi lắm với không ít người được thưởng thức một bữa lòng lợn, tiết canh giống như điều gì thật xa xỉ.

Quyền tác giả đâu chỉ của nhạc sỹ!

Độc quyền cho phép sử dụng thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Vì sao đến nay mới chỉ có giới nhạc sỹ lên tiếng?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục