Một tác phẩm của Suzy Cohen. (Ảnh: Hà-Dũng/Vietnam+)
Triển lãm tranh “Tình yêu sắc màu” của cố họa sỹ Suzy Cohen đã diễn ra tối 17/3 tại phòng tranh Nhà Việt Nam, trung tâm thủ đô Paris của Pháp do tổ chức “Việt Nam, những đứa trẻ nạn nhân chất độc da cam-dioxin” (VNED) tổ chức.
Một số tác phẩm của bà tại triển lãm đã được bán và toàn bộ số tiền thu được dành tặng cho VNED để trợ giúp trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin Việt Nam.
Đến với triển lãm tranh, người xem được chiêm ngưỡng các tác phẩm của bà Suzy Cohen được thể hiện một cách hết sức đặc biệt và độc đáo. Đó là nghệ thuật sử dụng hàng triệu dấu chấm với sự kết hợp hài hòa những màu sắc thích hợp để tạo thành các tác phẩm đầy ấn tượng về con người, phong cảnh vật hay tĩnh vậy trong cuộc sống hàng ngày.
Nói đến sự giúp đỡ của VNED đối với trẻ em tàn tật bẩm sinh do chất độc da cam dioxin gây ra, bà Võ Thị Loan, Chủ tịch hội VNED, cho biết từ khi thành lập (năm 2001) đến nay, các hoạt động từ thiện của hội không ngừng phát triển nhằm ủng hộ và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam-dioxin Việt Nam.
Bằng những khoản tiền quyên góp được, từ năm 2008, VNED cho 231 hộ gia đình ở 21 tỉnh thành phố vay (không tính lãi) 7 triệu đồng/hộ trong vòng 3 năm, thông qua sự các chi hội Chữ thập đỏ và các chi hội Hội nạn nhân chất độc da cam-dioxin Việt Nam (VAVA) của các tỉnh và thành phố.
VNED nhận hỗ trợ cho 254 cháu là nạn nhân chất độc dioxin hoặc anh chị em, hay con cháu họ sống trong các gia đình nghèo thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần do phải chăm sóc và nuôi dưỡng các nạn nhân, với khoản tiền khoảng 6 triệu đồng/năm/người.
Ngoài ra VNED cũng đã cấp học bổng (khoảng hơn 3,5 triệu đồng/năm/người) cho 328 cháu có khả năng tiếp thu kiến thức hoặc theo học tại các trường lớp khác nhau. Nhiều cháu đã học xong trung học và trở thành lực lượng lao động chính trong một số gia đình.
Đặc biệt, với sự giúp đỡ về tài chính của VNED, đến nay 22 cháu bị tổn thương về cột sống, chức năng vận động hoặc mắc các bệnh tim bẩm sinh đã được phẫu thuật nhân đạo.
Bà Suzy Cohen mất ngày 22/8/2011 ở tuổi 86. Khi còn sống bà là một trong các thành viên của Đảng Cộng sản Pháp tích cực phản đối cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt Nam trước đây và tham gia nhiều hoạt động từ thiện ủng hộ Việt Nam. Bà là một trong những người bạn của phong trào công nhân luôn đấu tranh vì trẻ em và người tàn tật. Bà đã tự học và đã trở thành tiến sỹ khoa học về giáo dục, là một nghệ sỹ của những sắc màu đồng thời cũng là một nhà văn và nhà nghiên cứu giáo dục Pháp./.
Hàng chục ngàn sinh viên ở Cần Thơ, Tây nguyên, TP. HCM... sẽ dự khán các đêm giao lưu văn nghệ nằm trong vòng lưu diễn "Góp đá xây Trường Sa" do báo Tuổi Trẻ tổ chức ở các trường đại học trong tháng 3 và 4.
Không chỉ một số người đẹp (từng có danh hiệu hoặc tự phong danh hiệu) đang mắc căn bệnh "ngộ nhận" về nhan sắc của mình mà ngay cả những cô gái dù tuổi đời mới 16, 18 cũng đang bị tác động bởi sự hào nhoáng bên ngoài...
(HBĐT) - Giúp trẻ làm quen với làn điệu dân ca, âm thanh của chiêng, cồng từ đó thêm yêu dân tộc mình là một trong những đề án đang được phòng VH- TT thành phố Hòa Bình, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với các trường học trên địa bàn triển khai, nhân rộng với nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Mường.
Tâm niệm “vai sau không được trùng với vai trước” đưa ông tới một sự nghiệp nhiều dấu ấn nổi bật trong suốt hơn 50 năm trên cả hai lĩnh vực sân khấu – điện ảnh.
Trong cuộc họp báo sáng 14.3, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Giọng hát Việt xác nhận đã bỏ ra một số tiền rất lớn để mời Hồ Ngọc Hà và Đàm Vĩnh Hưng làm giám khảo.
Trở thành hoa hậu với một ai đó có thể coi là hồi ức đẹp. Có người sau khi đăng quang vẫn tiếp tục con đường học vấn nhưng cũng chẳng hiếm hoa hậu sau khi đội lên đầu chiếc vương miện quý giá lại bỏ dở, lơ là việc học tập, dùng danh hiệu để hành nghề dự tiệc là chính!