Lớp múa- Nhà thiếu nhi tỉnh thường xuyên chiêu sinh mở lớp dạy năng khiếu cho thiếu nhi trên địa bàn.
(HBĐT) - Giúp trẻ làm quen với làn điệu dân ca, âm thanh của chiêng, cồng từ đó thêm yêu dân tộc mình là một trong những đề án đang được phòng VH- TT thành phố Hòa Bình, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với các trường học trên địa bàn triển khai, nhân rộng với nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Mường.
Trường THCS xã Sủ Ngòi và THCS xã Dân Chủ là hai điểm trường được chọn thí điểm tổ chức thực hiện mô hình bởi ở đây học sinh người dân tộc thiểu số chiếm số đông. Cô giáo Tạ Thị Loan - Hiệu trưởng trường THCS Dân Chủ cho biết: “Từ lâu, âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng đã hòa cùng nhịp thở của người dân bản Mường, là một phần hồn Mường. Tự hào là vậy nhưng để đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng dạy trong trường học là điều nhà trường chưa từng nghĩ tới. Năm 2006, khi đề án được triển khai, cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường rất phấn khởi, dốc sức ủng hộ, tham gia động viên các em theo học vào thời gian học phụ đạo mỗi tuần.
Không có nguồn kinh phí hỗ trợ, thiếu cả giáo viên giảng dạy, nghệ nhân am hiểu cồng chiêng nhưng với lòng say mê, nhiệt thành truyền thụ, các lớp học đã được duy trì trong suốt thời gian các em học ở trường. Không nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa nhưng lớp học cồng chiêng lại thu hút được nhiều em nhỏ theo học vào cuối buổi chiều các ngày học trong tuần. Dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô ở nhà thiếu nhi tỉnh, các em đã học, dần thuần thục các nhịp, nốt, làn điệu, âm hưởng cồng chiêng. Với những nốt, làn điệu khó, các em mạnh dạn trao đổi, nắm bắt. Ngoài ra, mỗi em cũng chủ động tìm hiểu văn hóa cồng chiêng từ thực tiễn, qua ông bà, cha mẹ.
Ông Ngô Đình Lừu, Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh khẳng định: cồng chiêng là môn học khó. Nếu các em không có lòng say mê, tìm tòi, tích lũy kiến thức và kiên trì thì sẽ không thể theo đuổi đến cùng. Bởi vậy, để duy trì lớp học, cả thầy và trò phải cùng nỗ lực, khắc phục khó khăn. Gần 6 năm qua, duy trì việc mở lớp đều đặn ở các nhà trường đã cơ bản phổ cập, đào tạo kỹ thuật trình tấu cồng chiêng cho hàng trăm em nhỏ độ tuổi 13 - 15.
Em Bùi Thị Quyên - học sinh tham gia lớp học cồng chiêng chia sẻ: Em rất vui khi được tham gia lớp học cồng chiêng được tổ chức tại trường, lớp học đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Lớp học hiện nay duy trì với tất cả 16 bạn. Chúng em thường xuyên tham gia biểu diễn văn nghệ cồng chiêng trong các hoạt động văn hóa do nhà trường, thành phố và tỉnh tổ chức với những bài cồng chiêng đặc sắc như: chào đón khách, mừng lễ hội. Đây cũng là dịp để chúng em cọ xát, trau dồi kiến thức, kỹ thuật đánh cồng chiêng.
Bên cạnh việc mở lớp học văn hóa cồng chiêng, Nhà thiếu nhi tỉnh đưa vào giảng dạy những bài hát ru của dân tộc Mường, những điệu múa của các dân tộc thiểu số khác. Bình quân mỗi lớp học có trên, dưới 20 em nhỏ tham gia. Các lớp dạy múa, vẽ, đàn, vi tính, bóng bàn, công tác đội tạo cũng là hoạt động được Nhà thiếu nhi duy trì đều đặn, tạo sân chơi lý thú, bổ ích cho các em… Hàng năm, Nhà thiếu nhi còn phối hợp với Đài PT- TH tỉnh tổ chức liên hoan tiếng hát dân ca, tiếng hát măng non, dân ca, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, giúp các em phát triển tài năng.
Huyền Trang
Một chiếc bát gốm hiếm có được sản xuất cách đây 900 năm đang thu hút sự chú ý của công chúng Trung Quốc cũng như quốc tế khi nó chuẩn bị được đem ra bán đấu ra vào tháng tới.
Tuy chưa thật sự khiến khán giả lặng đi với những tiết mục kế tiếp từ vòng bán kết, song người xem có lẽ đã quan tâm hơn vì muốn biết các “tài năng” phát huy thế nào.
(HBĐT) - Với vị trí tiếp giáp với TP Hòa Bình, thiên nhiên đã phú cho vùng đất Cao Phong những cảnh quan sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây có nhiều tiềm năng về du lịch như: du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch lịch sử, du lịch miệt vườn.
Trước khi phát hành, cuốn sách đã gây chú ý cho đông đảo bạn đọc bởi tác giả nổi tiếng; và sự pha trộn hiếm có giữa tính kì ảo, khoa học và triết luận.
Trong tháng 3 này, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) sẽ tổ chức hội thảo chủ đề Tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý tiền công đức - thực trạng và giải pháp. Theo đó, câu chuyện quản lý tiền công đức một lần nữa được đưa ra cân nhắc.
(HBĐT) - Ông Tân không sao chợp mắt được. Xưa nay ông vốn là người lao động lam lũ nên đặt mình nằm xuống giường là ngủ một mạch đến sáng. Thế mà đêm nay ông trằn trọc suy nghĩ miên man, đắn đo, cân nhắc mà vẫn chưa tìm ra lời giải. ông mong trời chóng sáng để bàn với bà Vượng - người đã cùng ông đi suốt cuộc đời hơn 40 năm qua và với 5 người con, trai có, gái có để quyết định giao 180 m2 đất xây dựng trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn.