(HBĐT) - Tháng ba lại về, tháng âm lịch cho mùa cây gạo nở hoa. Người ta cứ gọi hoa gạo với cái tên mỹ miều là hoa mộc miên nhưng với những người như tôi, chỉ gọi bằng cái tên thân thuộc và gần gũi là hoa gạo. Chẳng nuột nà, cũng không đài các, kiêu sa như nhiều loài hoa khác, hoa gạo mang vẻ đẹp mộc mạc mà cuốn hút bao nhiêu con mắt tò mò, để rồi có những người xa quê chợt giật mình thảng thốt vì màu hoa cháy bỏng như vô tình gợi nhớ.
Hoa gạo bao mùa vẫn thế, những cánh to, căng mọng, hoa khum khum xếp vào nhau tựa lòng bàn tay, chứa bên trong đầy mật ngọt thanh mát cho lũ trẻ chơi đùa dưới gốc cây yên bình trong tuổi thơ cỏ dại, hoa đồng. Để rồi cứ mỗi mùa hoa gạo nở bừng sắc đỏ lại khiến bao người chùng lại với chút buồn miên man giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, để cho người tìm về những hoài niệm ấu thơ, của một trời tháng ba rực ngời trong ký ức.
Nhớ những ngày thơ bé, cứ mỗi độ tháng ba âm lịch, khi những cơn mưa phùn mùa xuân đã ngớt lại thấy cháy rực trời một màu hoa gạo chân chất mà thắm nồng, làm xao xuyến lòng những những cô, cậu học trò ngước mắt nhìn lên và hoa gạo lúc nào cũng là cánh buồm đỏ thắm cho những cậu bé tinh nghịch làm thuyền thả xuống nước. Với nhiều người, tháng ba về để lại đắm đuối với màu đỏ của hoa gạo như nỗi da diết về một thuở ấu thơ, về quê hương, về đường xưa, lối cũ, những kỷ niệm với bà, với mẹ, với bạn bè hoặc có khi là một mối tình thơ dại nào đó ẩn sâu trong sâu kín lòng mình mà bàng hoàng, thao thức và dằn vặt.
Cây gạo đối với lũ trẻ chúng tôi là một loài cây kỳ lạ bởi đáng lẽ ra, sau mùa đông rét mướt rụng lá, cây phải nảy lộc, đâm chồi. Nhưng không, cây gạo lại nở hoa để lũ chúng tôi băn khoăn mãi. Cho đến tận bây giờ, khi đã nhiều tuổi đời rong ruổi mà vẫn chưa hiểu vì sao. Đâu đó trong ký ức lại hiện về những hình ảnh thân thương nơi đầu làng, cây gạo nở hoa rực đỏ cả một góc trời, sau buổi học, lũ học trò quê chúng tôi lại nhặt những bông hoa gạo thi nhau ném thật xa xuống lòng sông, để nhờ sức nước mang hoa đi thật xa, những cánh hoa đã rụng mà vẫn ngời lên sắc đỏ không hề tàn úa. Những lúc ấy, những bông hoa xòe năm cánh trên mặt nước như ngôi sao đỏ ngời lên dập dềnh trôi theo dòng nước, cứ chầm chậm bập bềnh trôi, xa dần. Để rồi tưởng tượng rằng những bông hoa ấy sẽ đi qua những làng mạc, những bến bãi như quê mình rồi nó sẽ đi qua và gặp những người đánh cá trên sông, gặp những bàn tay nâng niu hay những phút giây lặng lòng lại của một ai đó khi nhìn thấy.
Bây giờ, quê nhà tháng ba vẫn rất đẹp nhưng đã nhiều đổi khác, cùng với rất nhiều thứ mới hơn, cuộc sống quê tôi cũng đã bộn bề và ồn ào đủ những lo toan, không còn là nếp sống yên bình, những tháng ngày trong lành, giản dị như khi xưa tôi thơ bé. Chỉ có thời gian còn phũ phàng phủ lên những mùa hoa gạo một nỗi buồn sâu lắng. Chợt chiều nay ngang qua phố, một chú bé con đang thơ thẩn cầm trên tay một bông hoa gạo đỏ rực. Ký ức ngày xưa lại ùa về, sống dậy như thuở nào để lòng bỗng rưng rưng với bài hát “Chị tôi” của nhạc sỹ Trần Tiến:
“Thế là, chị ơi, rụng bông hoa gạo
ô hay, trời không nín gió cho ngày chị sinh...”
Câu hát cứ như một sợi dây xúc cảm day dứt và dai dẳng, khiến ai đó nao lòng mỗi khi nhìn thấy sắc đỏ rực trời của những bông hoa gạo, những ngày tháng ba. ừ nhỉ, làng mình mùa này, cây gạo cũng đã nở hoa.
B.H.C
(33 Lê Lợi - Tam Kỳ - Quảng Ngãi)
Chương trình hành động bảo tồn và phát huy “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở tỉnh Phú Thọ” do tỉnh Phú Thọ triển khai nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể mang tầm vóc của nhân loại, một động lực tinh thần, hành trang quý giá của người dân Phú Thọ cũng như cả nước.
(HBĐT) - Mỗi mùa về ở những làng quê khác nhau, mỗi lứa tuổi và gia cảnh khác nhau, chúng ta có thể nghe được, cảm được tiếng trong đêm khác nhau. Đối với lớp người đã nghỉ hưu, lại lui về nơi thôn giã, cách không xa phố phường là mấy thì tiếng đêm thật lạ lùng! Vừa mênh mông vô tận như không gian, vừa kề cận như tiếng húng hắng của người cao tuổi vừa ngủ, vừa ho. Đồi núi, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc, sông ngòi đang mùa cạn kiệt cũng như chìm vào giấc ngủ. Dường như đang giữa mùa xuân - mùa ái ân của muôn loài trên mặt đất này?
Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 2 diễn ra từ 22 đến 25/3 tại trung tâm chiếu phim mang tên “Thành phố đại học quốc tế Paris,” thủ đô Paris, Pháp, theo sáng kiến của bộ phận Pháp Ngữ thuộc Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Liên hiệp quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO) tại Pháp.
Phóng viên Vietnam+ tìm đến làng Đông Khê (hợp bởi làng Đông Hồ cũ và làng Tú Khê), xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 45 kilômét về phía Bắc. Nơi đây vốn nổi tiếng với dòng tranh dân gian Đông Hồ, một dòng tranh có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.
Không bất ngờ khi “Mùi cỏ cháy” đăng quang và thắng 3 giải cá nhân (biên kịch, quay phim, âm nhạc), nhưng sự thắng thế của “Long ruồi” với Cánh diều bạc và 3 giải cá nhân thì gây sự ngạc nhiên, nhất là giải cho đạo diễn.
(HBĐT) - Xét đề nghị của Sở VH-TT&DL, tại tờ trình số 74/TTr-SVHTTDL ngày 27/2/2012 về việc lập quy hoạch và triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ, UBND tỉnh đã có công văn số 169/UBND-VX ngày 7/3/2012 gửi các Sở VH-TT&DL, TN-MT, Tài chính thông báo nội dung sau: