Hội gò Đống Đa là điểm đến tâm linh quen thuộc của nhiều người dân.
Theo GS Phan Huy Lê, việc các phương án tu bổ, tôn tạo di tích không có tư liệu gốc chuẩn xác để dựa vào vẫn thường xảy ra. Mới nhất, dự thảo phương án tu bổ tôn tạo di tích gò Đống Đa Hà Nội cũng rơi vào trường hợp này.
GS Lê Văn Lan chia sẻ tâm trạng trong hội thảo tu bổ tôn tạo Công viên Đống Đa - di tích gò Đống Đa Hà Nội bằng một giọng mừng mừng tủi tủi. Mừng vì công viên và di tích đang đứng trước cơ hội chuyển mình để thu hút người dân đến đông hơn nữa, làm đời sống tinh thần của họ phong phú hơn nữa. Tủi vì những tư liệu được sử dụng làm nền cho nghiên cứu và phát triển các phương án xây dựng bị sai lạc quá nhiều. Những tư liệu đó sai làm ảnh hưởng đến phương án xây dựng đến mức GS Lan thốt lên: “Tôi thực sự bàng hoàng”.
Chẳng hạn, tài liệu thuyết minh dự án về việc phục dựng công trình Trung Liệt Miếu trên đỉnh gò Đống Đa có đoạn khẳng định miếu “thờ các công thần tiết liệt với nhà Lê”. Nhưng trên thực tế, công trình trên đỉnh gò, theo GS Lan chính là đền Trung Liệt do đại thần thân Pháp Hoàng Cao Khải (triều vua Thành Thái) cho xây với dụng ý biến thành nơi thờ phụng chính ông ta. Công trình Trung Liệt Miếu này, theo GS Lan, đặt ở trên gò Đống Đa “thật là lạc lõng”.
|
Chính vì vậy, theo ông, cần xem xét đúng ý nghĩa và giá trị đích thực của công trình trước khi tính tới chuyện phục dựng nó như thế nào. “Nếu bức xúc quá về việc xây đền thờ, thì có thể thay công trình phục dựng miếu Trung Liệt bằng công trình xây dựng đền thờ Quang Trung Nguyễn Huệ trên đỉnh gò Đống Đa”, GS Lan nói.
Cơ chế cho tư liệu gốc
Bản thân việc các dự án tu bổ di tích dành quá ít công sức, tiền bạc cho nghiên cứu và tư liệu cơ bản đã được phản ánh trong nhiều hội thảo về tu bổ di tích. Điều này dẫn đến hệ lụy là dự án dễ trở nên chơi vơi như ví dụ Trung Liệt miếu ở trên. Thậm chí, có những di tích sau khi được dựng lại chẳng có gì chung với bản gốc.
“Đáng lý khâu đầu tư nghiên cứu cơ bản phải được thực hiện khoa học và nghiêm túc hơn. Việc tham vấn chuyên gia sẽ giúp dự án khoa học hơn”, GS Phan Huy Lê nói.
Với trường hợp gò Đống Đa, thực hiện tham vấn chuyên gia vốn không khó vì việc nghiên cứu gò Đống Đa đã được thực hiện khá kỹ lưỡng từ năm 1989, nhân kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa. Chính vì thế, việc kết nối các nhà khoa học và sử dụng tư liệu khá đơn giản cũng như không tốn kém nhiều. Tuy nhiên, đáng tiếc, trong dự án này (mới đang ở lần xin ý kiến khoa học đầu tiên) nó đã không được thực hiện chu đáo.
Theo ThanhNien
(HBĐT) - Chiều ngày 4/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật xuất bản (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận tổ cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa và Đoàn ĐBQH tỉnh Cần thơ.
(HBĐT) - Đêm 3/6, tại Cung văn hoá tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng trong Công nhân, lao động các khu công nghiệp tỉnh năm 2012 với chủ đề “tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp”. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ngành trong tỉnh.
Ban tổ chức giải Grammy vừa công bố kế hoạch trao giải lần thứ 55. Theo đó, giải thưởng âm nhạc uy tín này sẽ diễn ra vào ngày 10.2.2013 tại Los Angeles (Mỹ).
Việc họp báo ra mắt album, giới thiệu chương trình, giới thiệu phim… là một hoạt động phổ biến và văn minh trong showbiz. Thế nhưng "họp báo" kiểu như của Châu Việt Cường, Cao Thái Sơn và Dương Yến Ngọc thì đúng là... hết nói!
(HBĐT) - Lạc Sơn có gần 14 vạn người với trên 90% là dân tộc Mường cùng chung sống. Xưa kia, Lạc Sơn là một trung tâm của nền văn hóa Hòa Bình với nhiều phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc Mường được lưu giữ qua nhiều thế hệ, đặc biệt là dân ca dân tộc Mường như: hát đúm, rằng thường, bộ mẹeng, dân vũ, múa, nhạc cụ cồng chiêng...
(HBĐT) - Cơn mưa chiều nay làm con thoáng giật mình. Hè đã về! Một mùa hè nữa lại đến, mùa hè thứ 12 và cũng là mùa hè cuối cùng trong những năm tháng học trò của con. Mùa hè năm nay có gì đó khác biệt hơn so với mọi năm bố mẹ nhỉ?