Ông Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) người có nhiều năm gắn bó với văn hóa cồng chiêng Mường Thàng.
(HBĐT) - Ông Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) là người có gần 40 năm làm công tác văn hóa - văn nghệ quần chúng ở cơ sở thổ lộ: Nếu trước đây, cồng chiêng bị mai một dần thì nay đã được đồng bào Mường nơi đây lưu giữ, bảo quản. Cồng chiêng đã có một đời sống trong cộng đồng dân tộc Mường ở Mường Thàng.
Cùng anh Bùi Thanh Bịnh, cán bộ văn hóa xã “dạo” vài khúc nhạc bằng chiếc chiêng cổ, sáng bóng lên bởi từng được dùng trình tấu nhiều, ông Mẻo không giấu nổi tự hào: âm thanh của chiếc chiêng này có độ ngân, rung, vang vọng hơn nhiều chiếc khác. Trong một dàn chiêng của chúng tôi, chiếc chiêng này giữ vai trò chủ đạo, điều tiết sự hòa âm của cả dàn…Câu chuyện của ông Mẻo, anh Bịnh đưa cồng chiêng - “Vật báu, hồn thiêng” của người Mường vào những ngày lễ hội, vui xuân hay mỗi khi có việc xóm, việc bản ở Dũng Phong. Thường vào những ngày đó, cùng với các hoạt động VH-TT (hát rằng thường, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, thi đấu bóng đá, bóng chuyền...), tiếng cồng Mường còn vút theo quả còn nhiều màu sắc bay lên không trung cùng tiếng cười, tiếng nói của cộng đồng dự hội. Dịp Tết năm 2012, phường xắc bùa đi chúc Tết một số gia đình trong xóm đã tạo nên dấu ấn văn hoá trong tâm tưởng đồng bào nơi đây. Các bài cồng như Đi đường, “Lộn áng còn, “Bông trắng, bông vàng rộn ràng dạo khắp lối ngõ, đem mùa xuân, lời chúc cho gia chủ một năm tốt lành đã tô điểm thêm cho cuộc sống người dân Bãi Bệ sự hứng khởi cho một năm nhiều tốt lành. Tiếng cồng ở xóm Bãi Bệ đã thôi thúc các xóm khác như: Nà Bái, Đồng Mối có thêm các phường xắc bùa mới. ở Bãi Bệ, trong số 141 hộ (600 khẩu) cũng có đến quá nửa số hộ có người biết đánh cồng chiêng vào các dịp lễ hội (cả xóm có 40-50 chiếc cồng chiêng). Người có tuổi dạy cho thanh - thiếu niên; hội viên phụ nữ dạy cho hội viên bằng hình thức tay cầm tay chỉ việc Tại thời điểm này, nếu xã cần đội hình cồng chiêng dự các hoạt động cồng chiêng của huyện, của tỉnh, các xóm đều có thể góp mặt. Các nhân tố như: chị Bùi Thị Vuông (xóm Nà Bái), Bùi Thị Linh (Bãi Bệ) đang là các gương mặt trình tấu cồng chiêng có nghề và đang được lớp trẻ noi theo. Ngoài Dũng Phong đang có nhiều hình thức khôi phục sinh hoạt văn hoá cồng chiêng, các xã lân cận như Đông Phong, Tân Phong, Nam Phong cũng đang có nhiều giải pháp xây dựng được các đội cồng chiêng. Xã vùng sâu Xuân Phong đang được biết đến là trung tâm cồng chiêng Cao Phong khi có trên 400 chiếc cồng. Anh Bùi Thanh Minh, cán bộ văn hoá xã Xuân Phong chia sẻ: Đời sống văn hoá, tinh thần của người dân chúng tôi luôn gắn bó với âm thanh cồng chiêng. Ngày lễ hội sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có tiếng chiêng vang vọng. ở Xuân Phong, các xóm Rú 5, Rú 6, Nhõi 1, Nhõi 2 đang có các đội cồng mạnh, từng được tham dự các sự kiện văn hoá - xã hội lớn của tỉnh, của huyện. Nhiều tay cồng có trình độ như Nguyễn Thị Diệu (xóm Rú 3) hay gia đình ông Bùi Văn Chiền (Rú 5, gia đình có 6 chiếc chiêng), nhiều thành viên trong gia đình đều là các hạt nhân trong sinh hoạt văn hoá cồng chiêng.
Tiếng cồng là một phần trong đời sống văn hoá tinh thần của người Mường Thàng Cao Phong. Vài năm gần đây, huyện đã có những động thái tích cực thực hiện Nghị quyết T.ư 5 (khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Huyện đã xây dựng đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá - thể thao các dân tộc huyện Cao Phong giai đoạn 2007-2010 và định hướn đến năm 2015. Trong đó, huyện cũng đã xác định: văn hoá vật thể đặc sắc ở Cao Phong là dàn cồng chiêng cần được bảo tồn và phát huy. Hiện nay, số lượng cồng chiêng cổ được lưu giữ ở cơ sở còn trên 4.000 chiếc. Thực tế cho thấy, cồng chiêng Mường Thàng đã và đang được quảng bá rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Tham gia sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ nhất, Đoàn nghệ nhân cồng chiêng Mường Thàng (630 người) đã góp công làm nên thành công chung của sự kiện văn hoá tạo lập kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011. Màn trình tấu tại lễ hội của đoàn cồng chiêng huyện đã đoạt giải ba. Năm 2012, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập huyện, tiếng cồng Mường Thàng lại tiếp tục vang lên với sự tham gia của 525 nghệ nhân. Sau nhiều cuộc xuống đường gây ấn tượng như vậy, các nghệ nhân cồng chiêng Cao Phong trở lại với cuộc sống văn hoá thường nhật tại cơ sở, gắn bó và tạo điểm nhấn trong hoạt động của 104 nhà văn hoá thôn, bản. Những người có thâm niên với văn hoá cồng chiêng như các ông Bùi Thanh Mẻo (Dũng Phong), Bùi Đức Thuận (thị trấn Cao Phong)... vẫn đang miệt mài với những công việc thiết thực tại cơ sở.
Tiếng cồng Mường Thàng đã góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây, tạo nên bản sắc văn hoá của một huyện có trên 72,3% dân số là người Mường. Thế mạnh này là điều kiện để huyện phát triển KT-XH, trong đó, du lịch văn hoá đang đặt nền móng nơi vùng Cao Phong - Mường Thàng này.
Văn Tưởng
Hoạt động và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã góp phần làm cho các loại hình nghệ thuật phát triển đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, xuất hiện nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân.
Chị Chanh dừng cuộc chơi Bước nhảy hoàn vũ ở Top 4 và như vậy, 3 cái tên xuất sắc nhất cuộc thi năm nay đã được xác định là Trương Nam Thành, Anh Thư và Minh Hằng.
Với đêm thi đầu tiên, một câu hỏi được đặt ra là liệu đây sẽ là một bước đột phá hay là bước lùi" nữa của Sao Mai điểm hẹn sau vết trượt cách đây 4 năm? Đó vẫn là một câu trả lời còn bỏ ngỏ...
(HBĐT) - Ngày 7/6/2012, UBND huyện Kỳ Sơn, huyện Đoàn, Phòng VHTT, GD&ĐT phối hợp với Đài TT-TH huyện tổ chức liên hoan “Tiếng hát măng non” huyện Kỳ Sơn năm 2012.
(HBĐT) - Dẫu đã cho ra đời Công ty bảo tồn và phát triển văn hóa Thái Mai Châu tại xóm Mỏ (xã Chiềng Châu) nhưng chàng thanh niên người xuôi Kiều Văn Kiên vẫn đang tiếp tục thực hiện những ấp ủ cho cuộc sưu tầm, tìm hiểu sắp tới. Câu chuyện bén duyên với văn hóa Thái cũng như biết bao kỷ niệm gắn bó với bà con thôn, bản luôn được anh nhắc đến với sự trân trọng, say mê.
Tổ chức Observer vừa công bố 10 tiểu thuyết lịch sử hay nhất mọi thời đại với những câu chuyện đầy chân thực và sinh động về các đề tài dựa trên những sự kiện có thật trong lịch sử thế giới.