Hoạt động và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã góp phần làm cho các loại hình nghệ thuật phát triển đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, xuất hiện nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân.
Tuy nhiên, trong các hoạt động này vẫn xuất hiện những hiện tượng gây bức xúc trong dư luận như nghệ sĩ, người mẫu sử dụng trang phục, hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thay thế giọng hát của người biểu diễn...
Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giáo dục, định hướng về thẩm mỹ, phong cách, đạo đức, lối sống đến người xem, nhất là giới trẻ. Mỗi chương trình nghệ thuật biểu diễn lôi cuốn đông người xem có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ðể giữ vai trò tích cực của nó đòi hỏi mỗi chương trình phải có nội dung lành mạnh, chất lượng nghệ thuật cao, phải là món ăn tinh thần bổ ích cho người xem. Hiện tượng ăn mặc nhố nhăng, hở hang, với những động tác kệch cỡm trên sân khấu, hiện tượng sử dụng các phương tiện kỹ thuật để thay thế giọng hát thật của người biểu diễn (hát nhép) đã hạ thấp giá trị của chương trình, ảnh hưởng xấu đến người xem, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ðể đời sống nghệ thuật phát triển lành mạnh, một mặt phải xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, mặt khác phải kiên quyết xử lý, ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động, tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Sau Hội nghị giao ban trực tuyến với ba điểm cầu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Ðà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tổ chức Hội nghị về việc chấn chỉnh hoạt động, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Ðể tìm hiểu nguyên nhân gây ra các hiện tượng tiêu cực nêu trên, đồng chí Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: "Có những nguyên nhân khiến cho bức tranh hoạt động biểu diễn nghệ thuật tồn tại nhiều bất cập như hiện nay, song, phải thừa nhận đó là do cơ quan nhà nước buông lỏng quản lý, chưa có chế tài đủ mạnh để có tác dụng răn đe". Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Phạm Quang Long cho biết: " Có rất nhiều nhà tổ chức biểu diễn khi đến thì hứa hẹn cả bằng miệng lẫn văn bản là sẽ không vi phạm, nhưng sau khi cấp phép thì lại vi phạm. Ðiều này chứng tỏ họ không hề sợ hay ngần ngại vi phạm để đạt mục đích cuối cùng là lợi nhuận... Rất nhiều nhà tổ chức đến Hà Nội biểu diễn đều tìm cách lách luật. Ðiều này tạo ra tình trạng chương trình được cấp phép một kiểu, duyệt một kiểu khác và đi đến biểu diễn lại khác đi. Theo NSND Trần Bình, công tác kiểm tra giám sát các chương trình biểu diễn cần được cơ quan quản lý địa phương quản lý chặt chẽ hơn vì các đơn vị nghệ thuật đóng tại các tỉnh, thành phố đang tìm mọi cách lách luật, họ chỉ cần xin giấy phép hoạt động biểu diễn ở địa phương sở tại, sau đó lại tổ chức biểu diễn ở các tỉnh khác kể cả Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho nên khó kiểm soát. Người mẫu Thúy Hằng, quản lý của Công ty đào tạo người mẫu Elite cho rằng, để ngăn chặn tình trạng mặc hở hang của các nghệ sĩ, các nhà quản lý cũng cần lưu ý tới khâu thiết kế bởi chính nhà thiết kế mới là tác giả của những bộ trang phục phản cảm, còn người mẫu đôi khi chỉ là "ma-nơ-canh" di động, ca sĩ cũng là người mặc trang phục theo ý tưởng của nhà thiết kế...
Một nguyên nhân sâu xa nữa dẫn đến tình trạng tiêu cực trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường và ảnh hưởng văn hóa xấu, độc từ bên ngoài tràn vào. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định: "Những sai phạm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị tổ chức và cả ca sĩ, người mẫu... mà xét cho đến cùng là chạy theo lợi nhuận của một số công ty, đơn vị tổ chức nghệ thuật, bầu sô, bằng mọi giá thu hút nhiều người xem, bán được nhiều vé. Họ sẵn sàng chấp nhận những yếu tố phản cảm, thẩm mỹ thấp kém dung tục miễn sao thu được nhiều tiền. Một số ca sĩ, người mẫu cũng chạy theo lối sống tôn thờ đồng tiền, sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân. Hầu hết các nghệ sĩ chân chính đã lên tiếng cho đó là những "con sâu" làm vẩn đục môi trường biểu diễn. Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn Vương Duy Biên phân tích: "Thực tế các năm gần đây cho thấy đã và đang có sự xuất hiện xu hướng chịu ảnh hưởng thái quá của phong cách biểu diễn, sáng tác của nước ngoài. Và dường như một số nghệ sĩ đánh mất cái "tôi" của mình, chấp nhận làm "đệ tử" cho một thần tượng vu vơ nào đó, từ đầu tóc tới quần áo, điệu bộ, động tác... cũng phải giống nước này, nước kia. Sao họ không nghĩ rằng, nghệ sĩ Việt cần có bản sắc riêng với tài năng và giá trị riêng ? Bản lĩnh và sự tự tôn nghệ sĩ - cũng là sự sĩ diện, nghệ sĩ cũng phải được coi trọng khi bước ra sân khấu trước nhân dân mình, trước công chúng yêu quý mình và họ chờ đón tài năng của đất nước chứ không chào đón ai đó vào vai nghệ sĩ của nước ngoài".
Do nhận thức còn non yếu, thiếu văn hóa, cũng như cách làm kiểu ăn xổi, thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng khán giả, một số ca sĩ luôn luôn háo danh, hám lợi, lười biếng lao động nghệ thuật đã "hát nhép" trong các cuộc biểu diễn.
Phần lớn các ý kiến trong các buổi giao lưu trực tuyến và cuộc họp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đều cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cần có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, răn đe các hiện tượng tiêu cực, cụ thể là phải phạt thật nặng những nghệ sĩ "hát nhép" và ăn mặc phản cảm. Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, thực tế cơ quan quản lý đã cố gắng hết sức trong việc xử phạt những trường hợp vi phạm. Cụ thể, năm 2008, nghệ sĩ Kim Tử Long và Bảo Yến bị đình chỉ biểu diễn hai tháng do ra nước ngoài biểu diễn không xin phép. Hai năm gần đây, các cơ quan quản lý đã xử phạt nghiêm hiện tượng ăn mặc phản cảm. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình xử phạt đơn vị tổ chức đêm nhạc "Ðêm mỹ nhân" 3,5 triệu đồng về trường hợp ca sĩ Minh Hằng mặc phản cảm. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh xử phạt người mẫu BB Phạm 11 triệu đồng, người mẫu Thái Hà năm triệu đồng, ca sĩ Thu Minh, 3,5 triệu đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội xử phạt ca sĩ Lin-đa Trang Ðài 3,5 triệu đồng... Nhiều người cho rằng, mức xử phạt như vậy là quá nhẹ nên không khó hiểu khi các nghệ sĩ vẫn phớt lờ, tiếp tục ăn mặc phản cảm trên sân khấu. Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn đề xuất một khung hình phạt mới, trong đó nghệ sĩ mặc trang phục phản cảm, ca sĩ "hát nhép" sẽ bị xử phạt từ 15 đến 25 triệu đồng. Bên cạnh đó có hình phạt bổ sung đó là tạm dừng cấp phép những đơn vị vi phạm lần hai, thời gian dừng cấp phép sẽ thêm ba tháng đến một năm; vi phạm lần ba thì đơn vị đó phải dừng cấp phép từ một đến hai năm kèm theo tiền phạt.
Bên cạnh việc xử phạt nghiêm thì công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của nghệ sĩ khi bước lên sân khấu có ý nghĩa quan trọng. NSƯT Tố Uyên đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có kinh phí để giới thiệu những tác phẩm, những vở diễn hay có tính tuyên truyền tốt lên sóng phát thanh và truyền hình để phục vụ công chúng. Hiện nay, có tình trạng những ca sĩ, nghệ sĩ, biểu diễn tác phẩm không đạt chất lượng thì nhiều người biết tới họ vì xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông. Còn những tác phẩm, vở diễn hay giành được nhiều giải thưởng lại chưa được công chúng biết đến và đón nhận. NSƯT Thanh Hoa cho rằng, bên cạnh những văn bản quy định cụ thể , chế tài xử phạt nghiêm thì cần thường xuyên giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức cho văn nghệ sĩ.
Ðể dần loại bỏ tận gốc những sai phạm, đem lại môi trường biểu diễn lành mạnh cho công chúng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông. Không chỉ cơ quan quản lý nhà nước, giới báo chí truyền thông mà cả giới nghệ sĩ cần mạnh dạn chống lại tình trạng này. NSND Thanh Hoa đề xuất ý kiến: Cục Nghệ thuật biểu diễn cần tập hợp các nghệ sĩ, "ngôi sao" tập huấn, nâng cao hơn nữa ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ với cộng đồng, vì đây là những nghệ sĩ có thể tạo ảnh hưởng đến với những người khác. Khi những nghệ sĩ tên tuổi luôn làm gương trong hoạt động biểu diễn thì họ sẽ có thể khiến cho ca sĩ trẻ mới vào nghề học hỏi theo... nhằm đưa hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn cho nghệ thuật nước nhà phát triển lành mạnh, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo Báo Nhandan
Tổ chức Observer vừa công bố 10 tiểu thuyết lịch sử hay nhất mọi thời đại với những câu chuyện đầy chân thực và sinh động về các đề tài dựa trên những sự kiện có thật trong lịch sử thế giới.
(HBĐT) - Cùng với nhà máy In tiền, còn có Kho bạc Nhà nước tại xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa và ngôi nhà nơi Bác Hồ về thăm ngày 19/2/1947, tạo thành một cụm di tích. Khu đồn điền đã bị phá hủy rất nhiều trong chiến tranh, song vẫn còn nhiều dấu tích quý giá. Trong tương lai, các dấu tích này có thể được phục dựng một phần.
(HBĐT) - Ngày 6/6, Hội Người cao tuổi phường Thái Bình (TPHB) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941- 6/6/2012) và ra mắt CLB dưỡng sinh NCT phường Thái Bình. Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Đảng ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể phường Thái Bình và đông đảo hội viên NCT trên địa bàn.
Theo GS Phan Huy Lê, việc các phương án tu bổ, tôn tạo di tích không có tư liệu gốc chuẩn xác để dựa vào vẫn thường xảy ra. Mới nhất, dự thảo phương án tu bổ tôn tạo di tích gò Đống Đa Hà Nội cũng rơi vào trường hợp này.
(HBĐT) - Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân đã quá cố. Trong đó nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Cũng có nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.ở Việt Nam có nhiều nhân vật có thực trong lịch sử được xây dựng đền thờ ở rất nhiều nơi như: Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Quốc Sư, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành và đặc biệt là đền thờ Trần Hưng Đạo.
(HBĐT) - Ngày 5/6, Đài TT – TH, phòng VHTT, phòng GD&ĐT và Huyện đoàn Cao Phong đã phối hợp tổ chức Liên hoan Tiếng hát măng non truyền hình lần thứ II năm 2012.