Khu di tích Nhà máy in tiền - đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy) còn lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử quan trọng, là tư liệu quý để các nhà nghiên cứu tìm hiểu thông tin.

Khu di tích Nhà máy in tiền - đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy) còn lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử quan trọng, là tư liệu quý để các nhà nghiên cứu tìm hiểu thông tin.

(HBĐT) - Trở lại khu di tích nhà máy in tiền - đồn điền Chi Nê ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) trong những ngày tháng 5 lịch sử. Khung cảnh thiên nhiên hài hòa và thơ mộng, lắng chút trầm mặc... Ngôi nhà cổ kính trung tâm - nơi Bác Hồ từng làm việc vừa được trùng tu hài hoà cùng không gian xanh rợp bóng cây. Rặng cây long não ven đường có tuổi đến hàng trăm năm và như thể khắc ghi những dòng lịch sử đầy gian khổ nhưng cũng rất oai hùng của con người và mảnh đất Cố Nghĩa anh hùng.

 

Chị Quách Thị Thanh, Trưởng BQL các khu di tích huyện Lạc Thuỷ cho biết: Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp liên tiếp cấp giấy phép cho các nhà tư sản Pháp vào Lạc Thủy lập đồn điền. Khu vực xã Cố Nghĩa nằm trong khu đồn điền cà phê Chi Nê của nhà tư sản Pháp Bô -ren. Đồn điền có tới 7.331 ha với chiều dài 13km, rộng 9 km. Tại đây, Bô-ren đã cho xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, khu chuồng trại trâu, bò... Sau 40 năm xây dựng và khai phá, năm 1943, Bô-ren bán lại đồn điền cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện là nhà tư sản yêu nước. Đồn điền Chi Nê không những trở thành nơi dưỡng quân cho các đơn vị trước khi lên đường vào Nam chiến đấu, trong những tháng cuối năm 1945 đến năm 1946. Nơi đây còn là cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm, trú quân cho các đơn vị lực lượng vũ trang chiến khu 2.

Trong khi đó, những năm đầu độc lập, nước ta trong tình trạng khó khăn, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Việc tổ chức in và phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam là một chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng đối với nền tài chính nước nhà trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc và xây dựng đất nước. ông Đỗ Đình Thiện đã mua lại nhà in Tô -panh của Pháp và hiến cho Chính phủ ta. Từ đó ta có Nhà máy in tiền sản xuất ra những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lưu hành trên toàn quốc.

Nhà máy in tiền trong buổi sơ khai của chính quyền cách mạng Việt Nam còn hết sức đơn giản. Cách thức in tiền cũng rất thô sơ: in lần lượt từng màu, số sê -ri, sau đó mới cắt. Mệnh giá lớn được in ốp -xét, mệnh giá nhỏ được in bằng máy sốp, ti pô. Tháng 2/1946, Sở Ngân khố đã phát hành các mệnh giá tiền 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào bằng đồng. Sau đó mới in loại tờ bạc mệnh giá 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 100 đồng. Tuy vậy, trong lúc đó, việc in tiền rất khó khăn do dụng độ giữa quân ta và quân Pháp ngày càng gia tăng, nguy cơ một cuộc chiến tranh đã cận kề.

Trước tình hình đó và để đảm bảo an toàn cho việc in tiền, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lệnh tháo dỡ vận chuyển toàn bộ máy móc còn lại tại Hà Nội lên Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ). Một lần nữa, gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện lại đón đoàn cán bộ, công nhân nhà máy in tiền Tô -panh về làm việc tại đồn điền.

Tại đây đã ra đời đồng bạc mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là “tờ bạc trâu xanh” vì trên tờ bạc có hình con trâu màu xanh; in, cắt, đóng, đếm xong, tiền được cho vào hòm gỗ chất lên xe bò hoặc xe ngựa chuyển vào xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa cất giữ rồi mới tỏa đi khắp ra Bắc vào Nam.

Ngày 21/2/1947, trong chuyến về thăm, Bác Hồ đã động viên cán bộ, công nhân nhà máy in tiền: “Đây là Nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân”.

Khu di tích đã được Bộ VH -TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia. Trải qua bao tháng năm và do tác động của thiên nhiên, một phần Khu di tích Nhà máy in tiền đã thay đổi, xuống cấp, nhiều di vật bị thất lạc. Nhằm phục dựng lại hình ảnh của đồn điền Chi Nê gắn với sự kiện lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đồng thời nhằm tôn vinh những đóng góp của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đã được đầu tư trùng tu nâng cấp. Tổng diện tích công trình là 15, 5 ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng. Đến nay, các hạng mục đầu tư mới như nhà đón tiếp, đường giao thông cùng việc trùng tu Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành. Mỗi tháng, Ban quản lý các khu di tích đón tiếp hàng ngàn lượt người đến tới tham quan, dâng hương và nghiên cứu lịch sử Khu di tích nhà máy in tiền. 

Theo chị Quách Thị Thanh, khu di tích Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình có ý nghĩa lớn, là nơi tập trung tái hiện, phát huy các giá trị Nhà máy in tiền, về Bác Hồ và cũng là nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy. Khu di tích không chỉ giúp các thế hệ cán bộ, công chức ngành Tài chính ghi nhớ về thời kỳ đầu gian khổ nhưng hết sức vẻ vang của ngành mà còn giúp cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các thế hệ hôm nay, mai sau luôn một lòng hướng về Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

 

 

                                                                 Hồng Trung

 

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục