Phương án thiết kế thứ nhất.
(HBĐT) - Từ ngày 10 – 30/8, tại nhà văn hoá thành phố, UBND Thành phố Hoà Bình tổ chức trưng bày ba phương án để các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến nhằm lựa chọn phương án tốt nhất thi công xây dựng công trình “Biểu tượng thành phố Hoà Bình”.
Theo đánh giá của UBND thành phố, ý tưởng của phương án thiết kế thứ nhất là sự kết nối truyền thống và hiện đại trong một biểu tượng mang tính văn hóa, cô đọng, cân xứng gây ấn tượng mạnh trong không gian quy hoạch. Trong một khối lập phương xiên (gồm 6 mặt tương ứng với sáu mặt khối lập phương, sáu nền văn hóa Hòa Bình, sáu dân tộc chính) tạo tính động, mở, một biểu tượng ba chiều phát triển từ một họa tiết thổ cẩm Tây Bắc được lồng ghép khéo léo để chúng ta có thể cảm nhận được hình tượng họa tiết đó từ bất cứ hướng nhìn nào trong không gian. Chiều cao công trình khoảng 7,0m. Hình ảnh công trình và hồ nước còn được thay đổi vào các dịp lễ tiết khác nhau bằng hiều ứng đèn và màu sắc biến đổi (sử dụng chủ yếu đèn LED, đa sắc).
Phương án thứ hai có ý tưởng sáu bông lúa vươn lên từ mặt nước tượng trưng cho nền văn minh lúa nước, cho sáu dân tộc chính của tỉnh đoàn kết xây dựng Hòa Bình thành một đô thị hiện đại, văn minh. Hình ảnh cọn nước (guồng nước) đại diện cho văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Bắc nói chung và người Mường nói riêng nằm ở vị trí trung tâm của biểu tượng thể hiện sự quyết tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống độc đáo và đậm đà bản sắc của cả vùng. Chiều cao công trình 13,5m. Vị trí các điểm chiếu sáng được bố trí trên toàn khu vực, nhấn mạnh vào phạm vi công trình biểu tượng.
Đối với phương án thứ 3, ý tưởng thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên đa dạng Tây Bắc, những hình ảnh mềm mại và sống động như đóa hoa ban rừng, những nét mềm mại trong chiếc khăn đội đầu của những thiếu nữ Mường. Hình ảnh công trình vừa mang tính ẩn dụ cho thiên nhiên đa dạng, vừa đón tầm nhìn đa hướng trong ngã 6 quy hoạch chung. Chiều cao công trình 10,6m.
Theo lãnh đạo thành phố Hoà Bình, việc lấy ý kiến nhằm chọn được phương án triển khai thi công tốt nhất, đáp ứng tối đa các yêu cầu về thẩm mỹ, quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, thể hiện được ý nghĩa, tính chất của công trình, có tính khả thi cao. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được lựa chọn 1 phương án và gửi về UBND thành phố Hoà Bình trước ngày 30-8-2012.
Hồng Trung
(HBĐT) - Ngày 31/7, tại Dự án xây dựng Trung tâm văn hóa TTN Hòa Bình, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh phối hợp với tổ chức phi Chính phủ Hàn tổ chức khai mạc trại hè 2012 với chủ đề “mùa hè cùng vui”. Tham dự buổi khai mạc có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn TN, Dự án xây dựng Trung tâm văn hóa TTN cùng đại diện các tình nguyện viên quốc tế và 200 thiếu niên đang tham gia hoạt động tại dự án.
(HBĐT) - Ngày 31/7, tại Nhà văn hoá huyện, UBND huyện Mai Châu đã tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng LLVT và thanh niên, học sinh huyện Mai Châu năm 2012. Tham dự hội diễn có 290 diễn viên đến từ 19/23 xã, thị trấn trong huyện. Với 4 thể loại chính là hát, múa, nhạc, kịch, các đoàn đã mang đến hội diễn 66 tiết mục thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện đến xem, cổ vũ.
(HBĐT) - Chiều ngày 30/7, Hội Nông dân tỉnh khai mạc hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Hòa Bình lần thứ III năm 2012. Tới dự và động viên hội thi có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo MTTQ tỉnh, Ban Dân vận tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và 55 thí sinh của 11 đội đến từ Hội Nông dân các huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện ủy về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM, thời gian qua, huyện Mai Châu đã tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư, tìm đối tác tạo nguồn vốn phát triển du lịch.
Lên Hòa Bình xem trống đồng
(HBĐT) - Nhìn và nghe Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Thi trả lời phỏng vấn trên VTV, tôi hết sức ngỡ ngàng, ký ức về một thời bỗng sống dậy trong tôi.
Văn hoá Hoà Bình
(HBĐT) - Văn hoá Hoà Bình là một nền văn hoà đa dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm một tỉ lệ khá lớn tới hơn 60% dân số. Văn hoá Mường và những nền văn hoá khác đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn hoá Hoà Bình. Bản sắc văn hoá Hoà Bình bao gồm: Văn hoá Trống Đồng, văn hoá Cồng Chiêng, các truờng ca, văn hoá ăn, ở, mặc cùng các loại hình văn hoá khác.