Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn).
(HBĐT) - Ngày 15/11, tại Nhà văn hóa thôn Đồng Sương, UBND huyện Lương Sơn tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn). Tới dự có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Lương Sơn và đông đảo bà con nhân dân trong xã, thôn.
Đình Đồng Sương được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, dưới triều Nguyễn, với các hạng mục như: Nhà Đại Đình, Hậu cung, Tả vu, phía trước đình là ao sen và sân tổ chức lễ hội. Đình được khởi dựng để thờ phụng Thành hoàng làng và các vị thần dân gian, ổn định và thịnh vượng. Là nơi gửi gắm tâm linh vào các bậc bề trên và cũng là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhân dân địa phương. Đình Đồng Sương có 13 đạo sắc, hiện nay đình còn lại 10 đạo sắc là các sắc phong của triều Nguyễn. Sắc sớm nhất là sắc Duy Tân năm thứ 7 (1913), sắc muộn nhất là sắc Khải Định thứ 9 (1924). Từ khi đình được khởi dụng, nhân dân địa phương lấy tên làng đặt tên cho đình là Đình Đồng Sương và tên có từ đó cho đến nay. Đình Đồng Sương hiện nay được dựng trên một gò đất của ngôi đình cũ, một thế đất rất đẹp, diện tích khoảng 5000 m2 mặt quay hướng Đông Nam; xung quanh đất đai khu di tích trồng các loại cây ăn quả với 4 mùa hoa trái, được xây tường bao, phía trước là ao sen và sân tổ chức lễ hội.
Nhằm phát huy những giá trị truyền thống, bảo tồn văn hóa lịch sử khu di tích Đình Đồng Sương, xã Thành Lập sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, gìn giữ và phát triển công trình di tích theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở VH-TT&DL đã trao Bằng công nhận di tích cấp tỉnh Đình làng Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã và thôn Đồng Sương.
Quý An
(HBĐT) - Sáng ngày 12/11, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình đã diễn ra khai mạc Liên hoan giọng hát hay ngành GD&ĐT tỉnh lần thứ nhất năm 2012. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú của tỉnh.
(HBĐT) - Nói đến Lạc Thủy là nhắc đến địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Những năm qua, huyện đã có nhiều hoạt động tích cực để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Doanh thu của ngành “công nghiệp không khói” năm sau đều cao hơn năm trước. Chuẩn bị cho mùa lễ hội du lịch 2013, huyện đã huy động nguồn vốn đầu tư, tôn tạo các di tích và ổn định lại công tác tổ chức. Lạc Thủy hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn với du khách gần, xa.
(HBĐT) - Ngày 9/11, khu dân cư Thành Công, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm ngày thành lập MTTDTN Việt Nam (18/11). Tới dự có các đồng chí: Đinh Duy Sơn, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Văn Dực, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ Lạc Thuỷ.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (8 – 9/11), LĐLĐ và phòng GD – ĐT huyện Cao Phong đã phối hợp tổ chức liên hoan tiếng hát CNVC – LĐ lần thứ III, năm 2012. Tham gia liên hoan có 58 đoàn, trên 500 diễn viên đến từ các CĐCS trực thuộc LĐLĐ huyện, CĐCS trực thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo huyện và một số CĐ ngành đứng chân trên địa bàn.
(HBĐT) - TP Hòa Bình vừa tiến hành khởi công xây dựng biểu tượng của thành phố. Đó là hình tượng sáu bông lúa vươn lên từ mặt nước, tượng trưng cho nền văn minh lúa nước, cho 6 dân tộc chính của tỉnh đoàn kết xây dựng Hòa Bình thành một đô thị hiện đại, văn minh. Đây là biểu tượng nhận được sự bình chọn nhiều nhất của cán bộ, nhân dân thành phố sau 1 tháng công khai lấy ý kiến (có 3 biểu tượng để bình chọn).
(HBĐT) - Trong hai ngày 6 – 7/11, Phòng GD – ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức hội thi giọng hát hay toàn ngành năm 2012. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự hội thi có 75 trường đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện với 101 tiết mục ca, múa, nhạc của các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục huyện. Chủ đề chính của hội thi là ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, tình thầy trò, tình bạn dưới mái trường. Qua hai ngày diễn ra, các thầy cô giáo đã mang đến nhiều tiết mục ca múa nhạc được dàn dựng công phu, đậm chất nhân văn.