Xóm Đằm, xã Dân Chủ (TPHB) bị ngắt quãng danh hiệu làng văn hóa các năm 2005, 2006, 2007.

Xóm Đằm, xã Dân Chủ (TPHB) bị ngắt quãng danh hiệu làng văn hóa các năm 2005, 2006, 2007.

(HBĐT) - Đến xóm Đằm, xã Dân Chủ (TPHB), chúng tôi thực sự ấn tượng bởi quang cảnh khang trang, sạch đẹp từ con đường đến những ngôi nhà cao tầng. Đặc biệt là cổng làng được xây dựng khá giản dị nhưng đẹp mắt với dòng chữ ở phía trước là “Làng văn hóa xóm Đằm”, phía sau là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.

 

Trưởng xóm Bùi Văn Bào cho biết: Cổng được xây dựng từ năm 2003 sau khi làng được công nhận danh hiệu văn hóa. Phấn khởi với thành tích đạt được, xóm đã họp dân, bàn phương án xây dựng cổng làng; lấy ý kiến cho thiết kế công trình. Theo đó, cổng được xây dựng dựa trên kiến trúc của cổng đình, có mái. Năm đó, xóm đã huy động nhân dân đóng góp được trên 10 triệu đồng để thi công và hoàn thiện công trình. Tuy nhiên, từ năm 2005, 2006 đến năm 2007, xóm không đạt được các tiêu chí của làng văn hóa nhưng cổng làng vẫn nguyên dòng chữ “Làng văn hóa xóm Đằm”. Từ năm 2008 đến nay, xóm mới được công nhận danh hiệu văn hóa trở lại. Thú thực, những năm không đạt danh hiệu văn hóa mà cổng làng vẫn ghi dòng chữ đó chúng tôi cũng ngại lắm nhưng chữ đã được dán chắc vào cổng, gỡ ra không phải là dễ. Trong những cuộc họp, các cụ cao niên trong xóm cũng đã có ý kiến muốn sửa lại dòng chữ trên cổng làng cho phù hợp với thực tế. Sửa theo phương án gỡ bỏ dòng chữ “Làng văn hóa”, chỉ để là “xóm Đằm”; nếu năm nào đạt được danh hiệu làng văn hóa thì dán thêm chữ ở bên dưới có ghi năm đạt một cách cụ thể. Ví dụ, dán bên dưới chữ xóm Đằm là “Làng văn hóa năm 2012”, bởi danh hiệu này được bình xét hàng năm, không phải cứ đạt được là giữ được mãi.

 

Không chỉ riêng xóm Đằm mà hiện nay không ít các xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn 210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có phong trào xây dựng cổng làng văn hóa. Hầu như đến huyện nào, chúng tôi cũng bắt gặp những cổng làng được xây bằng bê tông và khắc luôn dòng chữ “Làng văn hóa…” 

 

Ông Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có trên 2.000 xóm, bản, thôn, tổ dân phố, trong đó 67% đạt danh hiệu văn hóa. Nhu cầu xây dựng cổng làng là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, việc xây dựng theo kiến trúc nào và ghi tên như thế nào cho hợp lý là vấn đề cần phải bàn. Đến nay đã xuất hiện những nơi khắc luôn danh hiệu bằng bê tông lên cổng làng nhưng liên tục nhiều năm sau lại không đạt được các tiêu chí nữa. Việc bình xét danh hiệu làng văn hóa diễn ra hàng năm nên theo ý kiến của các nhà chuyên môn, các KDC không nên đắp chữ bằng bê tông hay vật cứng. Có thể để là “Làng + địa danh”, nếu năm nào đạt được danh hiệu thì dán thêm chữ có ghi năm cụ thể hoặc đóng khung biển treo lên. Từ cuối năm 2011, thực hiện Thông báo số 2977 của Văn phòng UBND tỉnh về việc thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện NQ số 26 của BCH T.Ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Sở Xây dựng đã tổ chức lập thiết kế mẫu cổng làng xã áp dụng trên địa bàn tỉnh để các địa phương có cơ sở tham khảo, áp dụng vào việc xây dựng, tạo sự thống nhất. Sở Xây dựng đã đưa ra 6 mẫu thiết kế và đề nghị Sở VH-TT&DL, UBND các huyện, thành phố tham gia ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh mẫu thiết kế báo cáo UBND tỉnh. Bên cạnh việc xây dựng cổng làng thì phong trào xây dựng nhà văn hóa cũng khá sôi nổi. Nhưng có những nơi chỉ khắc tên là “Nhà văn hóa xóm bản” chứ không ghi tên của xóm. Cụ thể như ngôi nhà văn hóa nằm ngay bên cạnh QL 6 thuộc xã Tây Phong (Cao Phong). Song, vấn đề ở chỗ xóm hay bản đều là danh từ chỉ một KDC. Chỉ nên ghi là “Nhà văn hóa xóm + tên xóm” hoặc “Nhà văn hóa bản + tên bản” tùy theo cách gọi của mỗi địa phương, dân tộc.

 

Khi được hỏi về trường hợp một số KDC đã xây cổng làng và đắp dòng chữ “làng văn hóa” bằng bê tông hoặc vật cứng mà nhiều năm sau không đạt được danh hiệu, ông Đỗ Văn Hạnh cho rằng: các KDC nên có phương án sao cho hợp lý.

 

 

                                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Cán bộ Sở VH-TT&DL tổ chức kiểm kê mo Mường trên địa bàn huyện Lương Sơn.
Thực hiện dự án của Bộ VH-TT&DL về duy trì, tôn tạo, nâng cấp và xây dựng làng Mường cổ, nhân dân xóm ẢI, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã khôi phục nghề truyền thống, dạy dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ. Ảnh: Hồng Duyên
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xây dựng đời sống văn hóa ở làng Mường cổ - xóm Ải xã Phong Phú

(HBĐT) - Có dịp dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con nhân dân xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc); được cảm nhận những nét đẹp trong văn hóa, truyền thống; sự ấm áp của nụ cười, câu hát, điệu múa của người dân nơi đây… Đó là những ấn tượng đẹp đọng lại trong lòng người dự hội.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tổ dân phố 22, phường Phương Lâm

(HBĐT) - Tối 15/11, tổ dân phố 22, phường Phương Lâm (TPHB) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2012). Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND phường Phương Lâm cùng đông đảo người dân trong tổ dân phố.

Đình Đồng Sương đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 15/11, tại Nhà văn hóa thôn Đồng Sương, UBND huyện Lương Sơn tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn). Tới dự có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Lương Sơn và đông đảo bà con nhân dân trong xã, thôn.

Kỳ Sơn - Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

(HBĐT) - Cùng đoàn công tác của Phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn, lãnh đạo xã Hợp Thịnh, chúng tôi có dịp về thăm gia đình ông Nguyễn Xuân Thảo, xóm Tôm, xã Hợp Thịnh. Gia đình ông là một trong những gia đình văn hóa tiêu biểu được biểu dương tại hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu của huyện giai đoạn 2007-2012.

Mô hình thêu thổ cẩm ở xóm Sào

(HBĐT) - Mô hình thêu thổ cẩm của hội viên phụ nữ xóm Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi) được xây dựng từ tháng 3/2012, ngay sau khi 60 hội viên trong xóm tham gia lớp tập huấn nghề thêu thổ cẩm của Trung tâm giới thiệu việc làm (Hội LHPN tỉnh) phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng của xã.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc KDC xóm Đổn 

(HBĐT) - Ngày 12/11, KDC xóm Đổn, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2012). Đến dự có Đại tá Bùi Đức Sòn, UV BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; đại diện Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh , Sở Tài chính; lãnh đạo huyện Lạc Sơn và  xã Văn Nghĩa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục