Ông mo uy tín trên địa bàn xã Đú Sáng (Kim Bôi).
(HBĐT) - Người Mường cũng như nhiều dân tộc anh em khác có một nền văn hóa từ lâu đời và đậm đà bản sắc. Trong kho tàng văn hóa phong phú của mình, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của người Mường. Trải qua hàng ngàn năm, mo Mường vẫn hiện hữu trong đời sống của người Mường Hòa Bình.
Tuy nhiên, theo thời gian, giá trị văn hóa của mo Mường dần bị mai một, biến dạng. Việc đi sâu nghiên cứu, kiểm kê để có phương pháp bảo tồn và phát huy di sản mo Mường là rất cần thiết.
Mo Mường là nghi lễ tín ngưỡng được tổ chức trong đám ma của người Mường. Mo thuộc loại nghi lễ vòng đời gắn với cái chết của con người. Mo có quá trình hình thành, tồn tại và vận động lâu dài, vừa là sản phẩm vận dụng sáng tạo các giá trị văn hóa Mường truyền thống, vừa là hiện tượng xã hội phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Mường trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của họ. Mo Mường thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường và chứa đựng trong đó giá trị nhân văn sâu sắc. Mo Mường chính là một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng không chỉ đối với người Mường mà là di sản văn hóa chung của nhân loại. Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, dưới sự ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá và tác động của cơ chế thị trường, CNH-HĐH kéo theo sự biến đổi của hệ thống các giá trị văn hoá, phong tục tập quán tín ngưỡng dân tộc. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có mo Mường có nguy cơ bị mai một, biến dạng. Việc nghiên cứu, điều tra, kiểm kê di sản mo Mường là một nội dung nằm trong kế hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của tỉnh Hoà Bình, làm cơ sở bước đầu cho việc tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hoá truyền thống ứng dụng vào cuộc sống đương đại, phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương, hướng tới lập hồ sơ trình UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thấy được giá trị của mo trong đời sống của người Mường, cách đây hàng trăm năm đã có không ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đầu tư nghiên cứu. Từ đầu thế kỷ XX, thời Pháp thuộc, 2 học giả người Pháp là Pier Grossin và Jeanne Cuisinier đã có những ghi chép đầu về mo Mường và nhân vật ông mo trong cuốn sách “Tỉnh Mường Hòa Bình” và cuốn “Người Mường- địa lý, nhân văn và xã hội học”. Năm 1975, Ty Văn hóa Thanh Hóa xuất bản “Đẻ đất, đẻ nước” song ngữ Mường- Việt của nhóm sưu tầm Vương Anh, Hoàng Anh Nhân. Năm 1976, NXB Văn học cho ra mắt cuốn “Đẻ đất, đẻ nước” (bản Hòa Bình) do các ông Bùi Thiện, Thương Diễm, Quách Giao sưu tầm, dịch và biên soạn. Sau này, nhiều học giả cũng đã cho ra mắt bạn đọc nhiều công trình về mo Mường như: truyện thơ “Tráng dồng” do ông Bùi Thiện và Quách Giao sưu tầm và dịch xuất bản năm 1976. Năm 1987, Sở VH-TT tỉnh Hà Sơn Bình xuất bản “Truyện thơ Mường” do ông Bùi Thiện sưu tầm và biên soạn”. Năm 1996, NXB Văn hóa dân tộc phát hành cuốn “Mo Mường và nghi lễ tang ma” do ông Đặng Văn Lung biên soạn lại tư liệu sưu tầm của ông Bùi Văn Nợi- xóm Kha, xã Địch Giáo (Tân Lạc). Năm 2002, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đầu tư nghiên cứu, phục dựng lại mười hai ngày đêm mo ở Mường Bi tại xã Phong Phú (Tân Lạc). Năm 2004, NXB Khoa học Xã hội đã xuất bản cuốn sách “Nghi lễ mo trong đời sống tinh thần của người Mường” của tác giả Bùi Kim Phúc. Năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc đã xuất bản 2 cuốn sách do ông Bùi Thiện sưu tầm, dịch và biên soạn với nội dung song ngữ Mường- Việt là “Diễn xướng mo, trượng, mỡi”, “Lễ cầu mạnh khỏe”... Ngoài ra còn có nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh đã chọn khóa luận tốt nghiệp về mo Mường, một số người tâm huyết cũng đã có nghiên cứu g đây đối với mo Mường như tác giả Bùi Huy Vọng, Bùi Văn Nợi... Thông qua việc sưu tầm, nghiên cứu, mo Mường đã được tìm hiểu ngày càng hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu vào những chuyên luận, tập trung vào sử thi “Đẻ đất đẻ nước” mà chưa thực hiện được công trình mang tính hệ thống. Gần đây nhất, năm 2011, UBND tỉnh đã xuất bản cuốn “Mo Mường Hòa Bình”, nội dung của cuốn sách tập trung vào mo ở Mường Bi (Tân Lạc). Việc đi sâu nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê một cách hoàn chỉnh nhìn nhận mo Mường với tư cách là một nghi lễ trong tang ma Mường để thông qua đó thấy rõ hơn giá trị tư tưởng nhân văn của mo Mường được đặt ra.
Ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng về “bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ: Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá cách mạng bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Đến nay, mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên, ông cha truyền lại cho con cháu. Năm 2012, được sự quan tâm của Bộ VH-TT&DL cho phép tỉnh Hòa Bình thực hiện kiểm kê di sản văn hóa mo Mường theo nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Sở VH-TT&DL tổ chức thực hiện dề tài "Kiểm kê di sản văn hóa Mo Mường tỉnh Hoà Bình năm 2012" nhằm kiểm kê toàn bộ hệ thống các nghệ nhân mo của dân tộc Mường, hệ thống các bài mo của từng vùng Mường của tỉnh hiện đang được lưu giữ trong dân gian, làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị di sản văn hoá mo Mường. Trong quá trình kiểm kê đã tổ chức quay phim, chụp ảnh trực tiếp một số hình thức diễn xướng mo Mường trong các đám tang ở các vùng trong tỉnh lấy tư liệu chứng minh và lưu giữ. Ban Chủ nhiệm dề tài tập trung kiểm kê trong toàn tỉnh, tập trung trọng điểm tại các vùng Mường lớn: Mường Vang (Lạc Sơn), MườngThàng (Cao Phong), Mường Động (Kim Bôi) (Mường Bi đã tổ chức thực hiện những năm trước đây và đã có sản phẩm là cuốn “Mo Mường Hòa Bình” ). Đối tượng điều tra là các nhà quản lý (cán bộ văn hóa xã) và các nghệ nhân mo có uy tín trên địa bàn. Theo kết quả điều tra của dề tài, đến nay, toàn tỉnh có 284 ông mo có uy tín. Đây được coi là “kho tư liệu sống” để khai thác, tổng hợp giá trị đặc sắc của mo Mường Hòa Bình.
Cán bộ Sở VH-TT&DL kiểm kê mo Mường trên địa ban huyện Kim Bôi.
Theo ông Bùi Tú Cao, trong quá trình thực hiện dề tài còn gặp không ít khó khăn. Vì theo thời gian, trong dân gian đã điều chỉnh, lược bớt rất nhiều nghi lễ để đảm bảo quy định của pháp luật về việc tang lễ hiện nay nên các cát mo có nội dung không đầy đủ. Mặt khác, mo Mường chủ yếu truyền khẩu từ đời này sang đời khác, không có chữ viết nên dị bản rất nhiều. Mỗi ông mo có một kiểu thực hành nghi lễ riêng với các nội dung mo khác nhau phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh của đám tang. Xưa kia, mo cho nhà lang được tổ chức khác với mo các nhà bình dân, nghèo khó. Mặt khác, mặc dù cùng là dân tộc Mường nhưng mỗi vùng có tiếng nói khác nhau nên trong quá trình kiểm kê cũng có những khó khăn nhất định... Tuy vậy, đội ngũ những người làm công tác kiểm kê thực hiện đề tài luôn nỗ lực, dồn tâm sức để góp phần bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tuy v?y, bước kiểm kê mới chỉ là sản phẩm thô ban đầu. Trên cơ sở phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu điều tra kiểm kê mới so sánh, chọn lọc những điểm chung, tính thống nhất của mo ở các vùng Mường. Quá trình đó đòi hỏi phải tổ chức đánh giá bằng các hội thảo và xin ý kiến một số nhà khoa học, nghiên cứu văn hoá, các thành viên hội đồng đóng góp ý kiến mới có thể rút ra giải pháp, xây dựng kế hoạch phát triển dề tài trong giai đoạn tiếp theo... Nói chung, việc thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa mo Mường đã và đang được chú trọng. Nhưng để thực hiện các bước lập hồ sơ tiến tới trình Nhà nước đề nghị UNESSCO công nhận di sản văn hóa thế giới còn chặng đường dài, gian nan rất cần sự quan tâm đầu tư, phối hợp của các cấp, ngành có liên quan để di sản mo Mường không chỉ quan trọng đối với người Mường mà là di sản chung của cả nhân loại.
Hương Lan
Nhiều phong tục, nghi lễ đón Tết truyền thống của các dân tộc sẽ cùng hội tụ trong chuỗi hoạt động “Vui Xuân Quý Tỵ 2013” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội).
(HBĐT) - Cho đến tận bây giờ, xấp xỉ 100 năm đoạt vương miện Hoa hậu xứ Mường lần thứ 5 và sau gần 30 năm kể từ ngày bóng mỹ nhân khuất núi, cuộc đời và sự nghiệp của bà Quách Thị Tèo vẫn còn là một ẩn số khiến nhiều người tốn bao công sức và cả giấy bút đặng tìm kiếm lời giải đáp. Thế nhưng...
(HBĐT) - Thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, năm 2012, huyện Lương Sơn có 16.463 hộ đăng ký được công nhận gia đình văn hóa, đạt 81,04%; 122 làng, bản đạt làng văn hóa, chiếm 65,2%; 34 cơ quan, đơn vị (chiếm 87,2%), 65 trường học (chiếm 85,7%) đạt danh hiệu văn hóa.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 172 địa chỉ di tích danh thắng được đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh và 124 địa chỉ phong tục, tập quán tín ngưỡng, trong đó có 36 địa chỉ các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc...
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Hiền, Phó Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện Lạc Sơn đã đạt được những thành tích quan trọng. Quá trình thực hiện Nghị quyết đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển văn hóa.
(HBĐT) - Vừa qua, huyện Mai Châu tổ chức hội nghị tổng 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt