Trò chơi dân gian ném còn thu hút được đông đảo người dân Mường vang tham gia tại lễ hội đầu xuân.

Trò chơi dân gian ném còn thu hút được đông đảo người dân Mường vang tham gia tại lễ hội đầu xuân.

(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, người dân lại nô nức đón xuân, vui Tết bằng những lời ca, tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của quê hương mình. Việc tổ chức trò chơi dân gian truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá lâu đời.

 

Cứ vào ngày mùng 6, mùng 7 tháng giêng, dù ở bất cứ đâu hay bận trăm công, nghìn việc, những người con đất Mường Vang lại hướng về quê hương, hoà vào không khí vui tươi, rộn ràng của lễ hội rước bụt Khụ Dúng, được tổ chức hàng năm tại xóm Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với hàng chục trò chơi dân gian thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Phổ biến và được nhiều người yêu thích là trò chơi ném còn. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của lễ hội rước bụt, nay dù đã xấp xỉ tuổi 80 nhưng bà Bùi Thị Lâu chưa năm nào không tham gia lễ hội. Với bà, ném còn đã bước ra khỏi ranh giới của trò chơi dân gian trở thành một nét văn hoá đẹp. Bà cho biết: Với người Việt cổ xưa, trò chơi này thường dành cho giới nữ, con nhà quý phái, xưa kia là các mỵ nương, con gái lạc hầu, lạc tướng. Đối với các dân tộc Mường, Tày, Mông, Thái..., ném còn là trò tín ngưỡng hấp dẫn nhất của trai gái trong dịp hội xuân.

 

Có dịp tham gia lễ hội rước bụt Khụ Dúng mới thấy, ném còn làm cho người trong cuộc hào hứng, người đứng ngoài hò reo, cổ vũ, không khí cuộc chơi vì thế mà càng trở nên sôi nổi, hấp dẫn. Nhưng có lẽ trò chơi được đông đảo bạn trẻ, trai gái trong làng, thậm chí là các em bé “mê” nhất là “đánh đu”. Cây đu được cấu tạo gồm 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, bàn đu và thượng đu. Thượng đu làm bằng thanh tre ngang nối 2 phần trụ đu với nhau. Tay đu là 2 cây tre già, nhỏ vừa với tay cầm và được chốt rất chắc chắn để người đu cầm được khi đu, bàn đu là chỗ để người chơi đặt chân đứng lên đó. Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi; đu đơn là đu một người, đu đôi là đu hai người. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng, nhẹ nhàng, duyên dáng của người chơi, đu đơn nam thường thể hiện sự khoẻ mạnh, bay bổng và thường đu cao tít lên. Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nam nữ. Tuy nhiên, đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là chơi đu đôi nam nữ bởi giữa đất trời mùa xuân, vạn vật, hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân thì đều phơi phới đam mê muốn kết duyên, tìm bạn. Chơi đu đôi nam - nữ thể hiện rất rõ quan niệm cổ xưa có âm -dương, trời - đất, núi - sông, nam - nữ giao hoà… khiến cho cảnh vật, không khí ngày xuân thêm bay bổng, nhịp nhàng và hứng khởi hơn. Hai người lên đu quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, dùng sức nhún từ đôi chân đẩy cho đu bay bổng, càng vượt cao càng hay và giật giải treo trên ngọn đu. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái. Chơi đu là trò chơi mang tính phổ biến và dân dã ở nhiều vùng nông thôn, không phân biệt đẳng cấp, giới tính, lứa tuổi…, ai cũng có thể tham dự. Chính vì vậy, trò chơi này luôn thu hút đông người tham gia, cổ vũ làm không khí ngày xuân ở những làng quê thêm sôi động, vui tươi. Cùng với các trò chơi khác, vui trò chơi dân gian đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống.

 

            

             Nhảy bao bố, trò chơi dân gian được đông đảo các bạn trẻ yêu thích.

 

Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào lưu văn hóa mới cùng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã dẫn tới những sự đổi thay mang tính tiêu cực của các trò chơi dân gian của các dân tộc. Đặc biệt, giá trị của các trò chơi đang có nguy cơ mai một, biến mất hay biến tướng một cách bất thường và nhanh chóng. Chính vì thế, mấy năm lại đây, việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của các trò chơi văn hóa dân gian đã được các tỉnh ta quan tâm, chú trọng.

 

Theo ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng nghiệp vụ, Sở VH- TT&DL, các trò chơi dân gian các dân tộc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vô cùng lớn. Đó còn thể hiện tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trong nhân dân rất cao. Càng đặc biệt hơn khi các trò chơi dân gian này chỉ được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, truyền tay và được học hỏi trong quá trình biểu diễn hay thi đấu. Cũng chính những trò chơi dân gian này làm nên những bản sắc đặc trưng và khu biệt của mỗi cộng đồng.Việc khôi phục lại các lễ hội truyền thống, trong đó có các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, đấu vật, đua voi, đua bò, đua ghe… cần được quan tâm hơn nữa. Bên cạnh đó, các phong trào tổ chức ngày hội văn hóa thể thao diễn ra sôi nổi cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn các trò chơi dân gian. Nhưng cần thiết hơn nữa là việc tổ chức thường xuyên tạo thành nếp sinh hoạt của người dân. Để mọi người có thể tham gia cùng nhau thi tài, cũng là cơ hội truyền dạy cho thế hệ trẻ cũng như gìn giữ được nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống.

 

            

            “Ô ăn quan” trò chơi dân gian được đông đảo các em thiếu nhi yêu thích.

 

Điều đáng mừng là ngành Giáo dục đã và đang đưa trò chơi dân gian vào các tiết học ngoại khoá, đây là việc làm tích cực góp phần bảo tồn, phát triển trò chơi dân gian ngay trong đời sống thường nhật. Các trò chơi văn hóa dân gian các dân tộc như: nu na nu nống, thả đỉa ba ba, trồng nụ, trồng hoa, bịt mắt bắt dê, chơi u, chắt chuyền, ô ăn quan... kèm theo các câu đồng dao được lựa chọn đưa vào các giờ ngoại khoá nhằm khuyến khích sự khéo léo, vui đùa tập thể. Qua đó góp phần giáo dục các em về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khôn khéo, giúp rèn luyện toàn diện về trí, đức, thẩm, mỹ.

 

Cũng theo ông Bùi Tú Cao, tỉnh ta đã hoàn thành kiểm kê trò chơi dân gian. Thời gian qua, gắn với công tác bảo tồn, ban tổ chức các lễ hội trên địa bàn tỉnh đã đưa trò chơi dân gian vào khung giải thưởng, đây được xem là biện pháp tích cực trong bảo tồn nét văn hóa đẹp này.

                                                                        

         

                                                                                Hải Yến

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007- 2012.
Ông mo uy tín trên địa bàn xã Đú Sáng (Kim Bôi).
Tiết mục múa quạt của tiểu khu Đoàn Kết, thị trấn Đà Bắc.
Lá dong để gói bánh, gói xôi, thịt trong ngày Tết ở Mường Vang.

Giữ “hồn” chợ Tết xưa

(HBĐT) - Nếu như ở địa bàn thành phố và các trung tâm huyện lỵ, chợ Tết được khởi động từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp thì ở nhiều nơi vùng cao, sâu, xa trong tỉnh, chợ Tết là phiên chợ cuối của một năm, diễn ra duy chỉ một ngày. Trong tâm thức của nhiều người, chợ Tết nay vẫn giữ được cái “hồn” của chợ Tết xưa, vẫn là một trong những phong tục vui xuân ẩn chứa nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Hội hoa Xuân năm 2013 được tổ chức từ ngày 1 – 7/2

(HBĐT) - Từ ngày 1 – 7/2, Sở Công Thương và UBND thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức Hội hoa Xuân năm 2013 tại Cung Văn hóa tỉnh.

Hội tụ phong tục cổ truyền đón Xuân Quý Tỵ 2013

Nhiều phong tục, nghi lễ đón Tết truyền thống của các dân tộc sẽ cùng hội tụ trong chuỗi hoạt động “Vui Xuân Quý Tỵ 2013” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội).

Giải mã bí ẩn Hoa hậu xứ Mường

(HBĐT) - Cho đến tận bây giờ, xấp xỉ 100 năm đoạt vương miện Hoa hậu xứ Mường lần thứ 5 và sau gần 30 năm kể từ ngày bóng mỹ nhân khuất núi, cuộc đời và sự nghiệp của bà Quách Thị Tèo vẫn còn là một ẩn số khiến nhiều người tốn bao công sức và cả giấy bút đặng tìm kiếm lời giải đáp. Thế nhưng...

Lương Sơn có trên 1,6 vạn gia đình văn hóa

(HBĐT) - Thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, năm 2012, huyện Lương Sơn có 16.463 hộ đăng ký được công nhận gia đình văn hóa, đạt 81,04%; 122 làng, bản đạt làng văn hóa, chiếm 65,2%; 34 cơ quan, đơn vị (chiếm 87,2%), 65 trường học (chiếm 85,7%) đạt danh hiệu văn hóa.

Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, tổ chức các lễ hội

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 172 địa chỉ di tích danh thắng được đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh và 124 địa chỉ phong tục, tập quán tín ngưỡng, trong đó có 36 địa chỉ các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục