(HBĐT) - Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể luôn được huyện Kim Bôi quan tâm, thực hiện, góp phần thực hiện thành công nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” ở địa phương.
Hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa ngày càng được tăng cường. Huyện đã triển khai thực hiện quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng và quy chế phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của UBND tỉnh đến cơ quan, đơn vị, xã, phường và toàn thể nhân dân. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục việc bảo tồn, phát huy những giá trị mới về văn hóa. Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa, văn nghệ và trang phục dân tộc. Khuyến khích khai thác, phát triển văn hóa dân gian các dân tộc, tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc để củng cố, duy trì, phát triển. Đến nay, trên địa bàn huyện có 14 di tích xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia (khu mộ cổ Đống Thếch) và 13 di tích cấp tỉnh, quản lý, lưu trữ những hiện vật mang giá trị văn hóa và khảo cổ của người Mường đã sinh sống trên địa bàn Kim Bôi như: trống đồng, đồ dùng gia đình.
Công tác quản lý các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện được triển khai đúng Luật Di sản văn hóa, không bị xâm hại. Năm 2010, thực hiện Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ VH-TT&DL, về “kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, qua đó đã có những biện pháp bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa ở địa phương. Một số di tích văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử cách mạng được quan tâm đầu tư, tôn tạo như: nhà truyền thống Vĩnh Đồng, đình Lập, xã Lập Chiệng, cây đa Chỉ Ngoài xã Hùng Tiến… Năm 2009 được sự quan tâm của tỉnh đầu tư 1.320 triệu đồng xây dựng đình Lập, xã Lập Chiệng, ngoài ra, bằng các nguồn kinh phí huyện đã xây dựng Đài liệt sĩ ghi công các liệt sĩ nhằm biến thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục truyền thống của quê hương, đất nước cho nhân dân và thể hệ trẻ.
Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của các dân tộc ít người được đẩy mạnh. Các phong tục, tiếng nói, chữ viết, lễ hội, trang phục, ẩm thực như: hát đúm, mo Mường, biểu diễn cồng chiêng của người Mường, tết nhảy, lễ cấp sắc của người Dao, các môn thể thao truyền thống như: bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, kéo co… của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện được quan tâm. Một số nghệ nhân và cán bộ văn hóa có tâm huyết đã tổ chức các CLB hát dân ca, CLB văn nghệ dân gian… để truyền lại cho thế hệ trẻ mai sau. Hiện nay, toàn huyện còn có trên 1.480 cồng chiêng được lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện. Nghệ nhân Đinh Thị Kiều Dung cho biết: Xuất phát tâm huyết với nghề và trăn trở với một thực tế hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là thế hệ trẻ đang dần làm mai một đi nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường. Không chỉ trang phục truyền thống đã được thay đổi mà ngay cả tiếng nói cũng đã sử dụng cùng với tiếng phôt thông, những từ thân thương như: “Ún Tham, Eng Đứa, Mạng Cái” được đổi thành từ “anh, chị” hoặc “Eng Mạng, bố mệ” được đổi thành “Ba mẹ, ông bà”. Đặc biệt ở các vùng sâu, xa, cao khi con trẻ bắt đầu nói tiếng đầu tiên cũng đã được dạy nói bằng tiếng phổ thông. Để văn hóa truyền thống không bị mai một và để gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể một cách tốt nhất, từ năm 2004 đến nay đã mở và duy trì lớp truyền dạy cho bé độ tuổi từ 7 – 15 biết về các làn điệu dân ca, bài cồng chiêng, cách mặc trang phục truyền thống… Đặc tiệt từ tháng 3/2013, TTVH huyện đã phối hợp với trường DTNT mở lớp dạy cồng chiêng, dân ca vào thứ năm hàng tuần cho 114 em học sinh lớp 7 của trường.
Từ những kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đã góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 10%, thu nhập bình quân đạt 10,57 triệu đồng/người/năn, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,35%. ANCT-TTATXH hội trên địa bàn huyện ổn định, được giữ vững.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Chiều 17/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các tỉnh Tây Bắc lần thứ XII tại tỉnh ta năm 2013. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức địa phương chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Mới ngày nào, Báo Hòa Bình điện tử khai trương vậy mà đã 7 năm. Nhớ lại ngày mới bắt tay vào làm tin truyền hình trên báo, tôi tự nhận thấy mình đã được rèn luyện trong môi trường mới và tiếp thu được khá nhiều kiến thức từ thực tế và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Được học về báo hình lại đã có thời gian làm ở Đài Truyền hình tỉnh nhưng khi về nhận công tác ở Báo Hòa Bình điện tử tôi bỡ ngỡ vì môi trường làm việc mới và những khó khăn ban đầu.
(HBĐT) - Tối 13/6, tại xóm Mận, xã Phong Phú (Tân Lạc), BTV Tỉnh đoàn, Huyện đoàn Tân Lạc phối hợp tổ chức chương trình giao lưu truyền thông "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới". Trên 300 ĐV- TN và nhân dân trên địa bàn đã tham dự, cổ vũ cho đêm giao lưu.
(HBĐT) - Hưởng ứng Năm gia đình Việt Nam 2013 với chủ đề “Kết nối yêu thương” và Ngày gia đình Việt Nam 28/6, tối 16/6, liên chi hội phụ nữ 5, 6, 7, 8 phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) đã tổ chức “Ngày hội gia đình hạnh phúc năm 2013”. Tham gia ngày hội có hơn 200 hộ gia đình và 157 chị em phụ nữ đang sinh hoạt trên địa bàn.
(HBĐT) - Không hẳn là năm Quý Tỵ, tôi mới nhớ tới tác giả bài thơ “Rắn”. Bài thơ “Rắn” cũng không phải là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Thế Mạc nhưng bài thơ lại toát lên cái tạng thơ của ông.