Cán bộ phòng văn hoá huyện, xã và cán bộ thôn Đồng Bầu (xã Lạc Long) trao đổi về việc nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa.

Cán bộ phòng văn hoá huyện, xã và cán bộ thôn Đồng Bầu (xã Lạc Long) trao đổi về việc nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa.

(HBĐT) - Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. Với nỗ lực chung của các cấp, ngành, nhất là những cố gắng của Ban chỉ đạo huyện, xã trong hơn 10 năm qua, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 12.225 hộ đạt gia đình văn hóa (đạt 77%), số làng văn hóa có 101 (đạt 70,4%), số cơ quan, đơn vị đạt văn hóa có 33 (đạt 94,2%) và 37 số trường đạt văn hóa (đạt 80%).

 

Việc tổ chức thực hiện phong trào có sự tham gia và kết hợp của các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở; các bước tiến hành được triển khai chặt chẽ, đồng bộ. Nổi bật  là phong trào xây dựng làng văn hoá. Với bài học kinh nghiệm được rút ra từ nhiều năm, nhất là từ các điển hình làng văn hoá được xây dựng từ năm 1999 như xóm Đồng Làng (xã Đồng Tâm), xóm Thung Trâm (Hưng Thi), huyện Lạc Thuỷ đã có nhiều giải pháp nhân rộng ra toàn huyện. Trong công tác này, huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; huy động sức mạnh của MTTQ, các đoàn thể, ngành hữu quan và toàn dân. Trong đó, Phòng VH-TT huyện đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương (về kế hoạch, lộ trình thực hiện, đẩy mạnh tập huấn, kiểm tra, chỉ đạo tại cơ sở... Các hương ước, quy ước của “làng văn hoá” luôn bám sát các tiêu chí của phong trào, đời sống kinh tế ổn định, từng bước phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch, đẹp; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Phong trào xây dựng làng văn hoá được gắn chặt với xây dựng gia đình văn hoá và các phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Thực tế cho thấy, hàng năm đều xuất hiện các điển hình làng văn hoá tiêu biểu. Tại các làng văn hoá, việc xây dựng các thiết chế văn hoá-thể thao được coi trọng; 100% số làng văn hoá có nhà văn hoá (toàn huyện có 113 nhà văn hoá), sân tập thể thao và các đội văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; nhiều làng văn hoá đã có tủ sách. Làng văn hoá Rộc Trụ II (xã Khoan Dụ) đã tạo được bước tiến trong phát triển KT-XH; đồng bào công giáo nơi đây sống “tốt đời, đẹp đạo”. Làng văn hoá thôn A2 (xã Cố Nghĩa) đạt nhiều thành tích trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo; người dân luôn có ý thức chấp hành đầy đủ các khoản ủng hộ, đóng góp (vì người nghèo, TB-LS.... Thôn 7 (xã Phú Lão) đi dự hội nghị biểu dương Làng văn hóa tiêu biểu toàn quốc tại Thái Bình. Ở xã Lạc Long, 4/5 thôn, xóm được công nhận là làng văn hoá gồm: Đồng Bầu, Đồi Hoa, Long Giang, Tay Ngai, trong đó, thôn Đồng Bầu đang có nhiều thế mạnh đáng kể. Anh Bùi Văn Nhiên, Trưởng thôn cho biết: thôn được công nhận làng văn hóa từ năm 2007 Toàn thôn hiện có 130 hộ, trong đó, đồng bào Mường chiếm 90%. Từ đó đến nay, toàn thôn đã nỗ lực đoàn kết, chung sức để giữ vững danh hiệu đó. Trong đó, chúng tôi coi trọng vấn đề đoàn kết, tương thân - tương ái trong cộng đồng; chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, nhưng cũng rất chú trọng tới sự ấm áp, đồng thuận trong cuộc sống thường ngày. Bám sát các tiêu chí, ngày 25 hàng tháng, toàn dân lại làm tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của thôn còn chiếm 7,6%, mức thu nhập bình quân đầu người 19  triệu đồng/năm. Qua bình xét, năm 2012 có 96,4% hộ đạt gia đình văn hóa, trong đó, số hộ đạt 3 năm liên tục chiếm 76,84%. Các xã, thị trấn như Chi Nê, Hưng Thi, Yên Bồng, An Bình...đều có được các điển hình làng văn hoá tiêu biểu. Những nỗ lực xây dựng làng văn hoá đã góp phần vào  phát triển KT-XH huyện và thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (2010-2015). Đến hết năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của huyện ở mức trên 16%, mức thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm.

   

Theo đồng chí Bùi Đức Miên, Phó phòng VH-TT huyện Lạc Thủy, phong trào xây dựng làng văn hoá ngày càng phát triển sâu rộng và đi vào thực chất hơn; các bước triển khai, xây dựng được thực hiện chặt chẽ và chất lượng. Kể quả đạt được trong năm qua sẽ tạo đà cho việc triển khai thực hiện phong trào cho những năm tới. Đó là tiếp tục bám sát nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về gắn việc xây dựng làng văn hóa với phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Hiện nay, các làng văn hoá đang có nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng hội nghị biểu dương làng văn hoá tiêu biểu, xuất sắc huyện  5 năm 2008-2013.

                                                                                           

 

                                                                    Nguyễn Thảo (TTV)

 

Các tin khác

Bà con dân bản vuột gội nước bên mó nước Nàng Han để cầu may mắn, bình an.
Quang cảnh hội nghị.
Một tiết mục hát, múa tại Hội diễn.
Không có hình ảnh

Ngủ thăm – phong tục độc đáo của người Mường, Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường (Hòa Bình) còn tồn tại một phong tục rất độc đáo, đó là "ngủ thăm". Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau vài lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang hỏi cô gái làm vợ.

Kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống ngành du lịch Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 9/7, Sở VH, TT & DL tổ chức kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2013). Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch để phát triển KT-XH

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2013), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL về hoạt động ngành du lịch trong thời gian qua.

Truyền thuyết hoa văn trên trang phục của người Dao Tiền

(HBĐT) - Người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thống của mình. Đây là dân tộc luôn mặc các trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, đi chợ, đi nương… Trẻ em cũng được cha mẹ thêu dệt, may cho những bộ trang phục truyền thống.

Khai thác hiệu quả điểm bưu điện văn hóa xã

(HBĐT) - Điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) được xây dựng từ năm 1999 nhằm phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) bưu chính, viễn thông phục vụ sự phát triển KT-VH-XH ở nông thôn. Hiệu quả của mô hình đã được khẳng định trên thực tế, nhất là những năm đầu triển khai. BĐVHX góp phần tạo sự công bằng trong hưởng thụ lợi ích mà các dịch vụ bưu chính, viễn thông mang lại, thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn. Đây cũng là nơi phục vụ đọc sách, báo miễn phí, giúp người dân nông thôn tiếp cận với tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh thần.

Hội thi “Nét đẹp tuổi hoa” thị trấn Kỳ Sơn năm 2013

(HBĐT) - Tối 6/7, thị trấn Kỳ Sơn đã tổ chức Hội thi “Nét đẹp tuổi hoa” lần thứ nhất năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục