Trang phục người dân tộc Dao tiền.

Trang phục người dân tộc Dao tiền.

(HBĐT) - Người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thống của mình. Đây là dân tộc luôn mặc các trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, đi chợ, đi nương… Trẻ em cũng được cha mẹ thêu dệt, may cho những bộ trang phục truyền thống.

 

Trong ngày hội, ngày chợ chị em phụ nữ Dao Tiền rất duyên dáng, nhã nhặn trong trang phục truyền thống như những cánh bướm của núi rừng hồn nhiên và trong sáng. Tuy nhiên các công đoạn để hoàn thành một bộ trang phục của người Dao Tiền rất công phu và tỉ mỉ.

 

Khác với trang phục Dao Đỏ, trang phục truyền thống của người Dao Tiền lấy 2 màu sắc chủ đạo là chàm và đen để trang trí. Đây là hai màu sắc tinh tế, nhã nhặn và hài hòa, khi kết hợp với hoa văn trên vải, tạo nên một bộ trang phục độc đáo và khác biệt.

 

Người Dao Tiền thường mặc kiểu dáng áo không cổ, 4 thân, xẻ ngực, xẻ tà khoảng 30cm, gồm 5 cúc, 1 cúc bạc tô và 4 cúc bạc nhỏ, là dạng khuy, cúc giả. Xung quanh mép gấu áo thêu chỉ mầu, tà sau lưng cố 4 - 5 viền chỉ các màu trắng, xanh, hồng và trong cùng là hoa văn, 2 tà trước phần thêu ở gấu áo luôn ít hơn tà sau 1 viền chỉ trắng, cổ tay áo cũng thêu các viền chỉ màu trắng, xanh, đỏ.

 

Trên áo người Dao Tiền nhất thiết phải thêu các hoa văn hình trám, hình con chó, hình nhện và hoa (thêu ở 2 bên phía sau) cũng là đặc điểm riêng của trang phục. Các hình thêu chó, nhện là cả câu chuyện dài của dân tộc Dao Tiền.

 

Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Xưa kia có ông vua của người Dao không có con trai mà chỉ sinh được 12 người con gái. Một ngày kia giặc sang xâm lược, vua liền truyền rằng ai đánh thắng giặc vua sẽ gả cả cho 12 cô con gái, và vua cầu khấn trời để xin. Một buổi chiều xuất hiện 1 con Long khuyển ngũ sắc, là con chó mình rồng, 5 màu có 12 chiếc đuôi, chạy đến xin vua cho đánh giặc. Khi giặc đến thấy con chó lạ mắt liền bắt về nuôi, nó ngoan ngoãn theo về, đợi khi giặc ngủ say liền cắn cổ cho bọn giặc chết hết. Con chó trở về, theo đúng lời hứa, vua liền gả các con gái cho con chó và con chó được vua truyền ngôi báu. Để nhớ ơn con chó đã có công dẹp giặc cứu dân tộc nên đồng bào đã thêu hình con chó và 4 chiếc chân chó ở sau áo.

 

Ngoài ra, đồng bào Dao Tiền còn có một thuyết khác về hình con nhện: Xưa kia khi người Dao mới biết mặc quần áo thì cả đồng tộc bị đại dịch, do ăn phải phấn của con bướm trắng, bị chết rất nhiều, sau đó có người lấy con nhện đem nướng cháy hòa nước uống và khỏi bệnh, từ đó để nhớ ơn con nhện đã có công cứu tộc người nên họ thêu hình con nhện lên áo.

 

Người Dao Tiền còn có truyền thuyết khác về con chó: Theo truyền thuyết, Bàn Vương là con chó thần, vị tổ của người Dao nên phải nhớ đến, phải có hình ảnh trên vạt áo của từng người.

Và từ đó, khi dệt vải, may áo, phụ nữ Dao Tiền cũng thêu một bức tranh mang hình nhiều con chó hoặc con nhện ở vạt áo phía sau. Có trang phục thuê tới 16 con chó, mỗi con một dáng vẻ sinh động. Trên một vùng vải trang trí nhỏ, con thì châu đầu vào nhau như tâm tình thủ thỉ, con thì ngoảnh mặt ra bốn phía quan sát. Bức tranh này thể hiện ý thức cội nguồn và là một minh chứng cho tài năng sáng tạo của phụ nữ Dao Tiền về tài thêu thùa, trang trí. Đó cũng là tiêu chuẩn để các chàng trai Dao Tiền đánh giá sự khéo léo của bạn tình mình và là tiêu chuẩn tài đức để các chàng trai chọn vợ.

 

Có thể nói, trang phục của người Dao Tiền không “đập” ngay vào trực quan của người xem nhưng nếu quan sát kỹ, dư âm còn lại của nó thật sâu sắc, thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như giới nghiên cứu trong và ngoài nước, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đồng bào Dao độc đáo và khác biệt so với các dân tộc khác.

 

 

                                                                        HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Điểm BĐVHX Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đóng cửa ngay cả trong giờ mở cửa ghi trên biển. Ảnh chụp lúc 15h30' ngày 3/6/2013.
Thí sinh Nguyễn Hà Thu đạt giải thời trang ấn tượng nhất.
Không có hình ảnh
Các em thiếu nhi tham gia phần lễ hội màu sắc tại trại hè thiếu nhi Hoà Bình năm 2013.

Bếp lửa - linh hồn chính trong ngôi nhà Sàn của người Mường

(HBĐT) - Đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn của người Mường (Hòa Bình) lại chính là bếp lửa. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện.

Duy trì hoạt động 1.925 đội văn nghệ thôn, bản

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 210 đội văn nghệ tuyên truyền xã, phường, thị trấn; 1.925 đội văn nghệ thôn, bản thường xuyên hoạt động. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 4.350 buổi biểu diễn, ước phục vụ 900.000 lượt người xem.

Hội thi báo cáo viên giỏi LLVT huyện Kim Bôi năm 2013 

(HBĐT) - Ngày 2/7, BCHQS huyện Kim Bôi đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Công an huyện tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi lực lượng vũ trang huyện Kim Bôi năm 2013. Tham dự hội thi có 12 thí sinh là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc BCHQS huyện, cán bộ chiến sỹ, ĐVTN Công an huyện và cán bộ Huyện đoàn, Hội LHPN huyện.

Tục làm vía của người Thái

(HBĐT) - Làm vía thực chất là việc anh em họ hàng động viên, khích lệ người được làm vía để họ phấn chấn, vui vẻ vượt qua những tai ương trong cuộc sống. Một phần tốt đẹp của phong tục này chính là sự cố kết cộng đồng.

Ra quân tu sửa điểm Bưu điện văn hoá xã Sủ Ngòi

(HBĐT) - Sáng 29/6, Tỉnh Đoàn, Thành đoàn Hoà Bình, Bưu điện tỉnh phối hợp tổ chức ra quân tu sửa, dọn vệ sinh khu vực xung quanh điểm Bưu điệm văn hóa xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình). Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành đoàn, Bưu điện tỉnh gần 20 ĐVTN các đơn vị.

Độc đáo các cách ăn chua của người Thái Tây Bắc

(HBĐT) - Có lẽ người miền xuôi lên Tây Bắc nào đó quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục