Trong kế hoạch phát triển du lịch, tỉnh ta xác định bảo tồn các giá trị văn hóa để thu hút khách đến thăm quan. Ảnh: Đội văn nghệ bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch.

Trong kế hoạch phát triển du lịch, tỉnh ta xác định bảo tồn các giá trị văn hóa để thu hút khách đến thăm quan. Ảnh: Đội văn nghệ bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch.

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2013), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL về hoạt động ngành du lịch trong thời gian qua.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết đôi nét về hoạt động của ngành du lịch tỉnh ta trong thời gian qua?

 

Đồng chí Lưu Huy Linh: Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đã giới thiệu được những tiềm năng phát triển du lịch của Hòa Bình. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch được tăng cường đầu tư, nhân lực du lịch tăng nhanh đã từng bước khai thác được tiềm năng, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng để thu hút du khách trong và ngoài nước; duy trì tốc độ tăng trưởng, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

 

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tăng nhanh, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 280 đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 23 khách sạn (2 khách sạn 3 sao, 12 khách sạn 2 sao) với tổng số gần 2.200 buồng. Nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện có trên 1.500 lao động trực tiếp, trình độ trên đại học và đại học chiếm 11%, cao đẳng 7%, trung cấp 17%, sơ cấp 12,5%, còn lại là lao động phổ thông. Năm 2012, tỉnh ta đón được 1,64 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 92.056 lượt, khách nội địa 1,55  triệu lượt. tăng 18,5% so với năm 2011. Thu nhập du lịch đạt 535 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm, có khoảng 88,5 lượt khách đến Hòa Bình, trong đó khách quốc tế 77.000 lượt, khách nội địa 80,8 vạn lượt giảm 4,2% số khách so với cùng kỳ năm 2012. Thu nhập du lịch đạt 340 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012.

 

P.V: Đồng chí có thể đánh giá về nét riêng, độc đáo của du lịch tỉnh ta?

 

Đồng chí Lưu Huy Linh: Hòa Bình là tỉnh miền núi, đa dân tộc, có vị trí nằm liền kề với thủ đô Hà Nội và nối liền các tỉnh đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc. Nơi có nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới, với 65 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Do đó, tỉnh ta có tiềm năng tạo ra nhiều loại hình sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách như: khu Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; khu Đền Bờ huyện Cao Phong và Đà Bắc; khu vực Chùa Phật quang tự, thành phố Hòa Bình... các điểm tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc tiêu biểu trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy); Lễ hội Đền Thác Bờ (Cao Phong  Đà Bắc), lễ hội Khai Hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội Xên bản xên Mường (Mai Châu) ... Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng tạo cho du khách được tìm hiểu, trải nghiệm về bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại bản Mỗ, huyện Cao Phong; văn hóa dân tộc Thái tại Bản Lác, Bản Văn, Bản Pom Coọng; văn hóa dân tộc Mông tại hai xã Hàng Kia, Pà Cò huyện Mai Châu; văn hóa dân tộc Dao, Tày tại huyện Đà Bắc Đặc biệt là khu du lịch hồ Hòa Bình đã được Chính phủ phê duyệt là địa điểm có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí... có chất lượng trong tương lai.

 

P.V: Tỉnh ta được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên hiện nay ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh đó, Xin đồng chí cho biết nguyên nhân và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới?

 

Đồng chí Lưu Huy Linh: Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, song Hòa Bình là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp; ngân sách chủ yếu từ T.Ư  hỗ trợ, vì thế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH nói chung và hạ tầng du lịch còn hạn chế. Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển của ngành VH-TT&DL trong đó có quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh chậm so với yêu cầu, do có những biến động trong công tác tổ chức cán bộ; công tác thông tin tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh còn hạn chế; năng lực một số nhà đầu tư có dự án đăng ký đầu tư về du lịch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng triển khai tiến độ chậm, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch mới có chất lượng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn yếu và thiếu. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, tính hấp dẫn và khả năng canh tranh không cao. Trong thời gian tới, để du lịch tỉnh ta phát huy được tiềm năng thế mạnh đầu tiên cần tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, phát huy tiềm năng của tỉnh, đặc biệt là tập trung trọng điểm vào khu du lịch hồ Hòa Bình. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng cơ chế chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển du lịch. Có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách đến với Hòa Bình.

                                                                

 

                                                               Hồng Nhung (TH)

 

           

Các tin khác

Trang phục người dân tộc Dao tiền.
Điểm BĐVHX Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đóng cửa ngay cả trong giờ mở cửa ghi trên biển. Ảnh chụp lúc 15h30' ngày 3/6/2013.
Thí sinh Nguyễn Hà Thu đạt giải thời trang ấn tượng nhất.
Không có hình ảnh

70 thiếu nhi tiêu biểu tham dự trại hè thiếu nhi Hoà Bình năm 2013

(HBĐT) - Trong 4 ngày, từ 2-5/7, tại Trung tâm hoạt động TTN đã diễn ra trại hè thiếu nhi Hoà Bình năm 2013 lần thứ 4. Tham gia hội trại có 70 thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu đến từ 11 huyện, thành phố và Trung tâm hoạt động TTN.

Bếp lửa - linh hồn chính trong ngôi nhà Sàn của người Mường

(HBĐT) - Đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn của người Mường (Hòa Bình) lại chính là bếp lửa. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện.

Duy trì hoạt động 1.925 đội văn nghệ thôn, bản

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 210 đội văn nghệ tuyên truyền xã, phường, thị trấn; 1.925 đội văn nghệ thôn, bản thường xuyên hoạt động. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 4.350 buổi biểu diễn, ước phục vụ 900.000 lượt người xem.

Hội thi báo cáo viên giỏi LLVT huyện Kim Bôi năm 2013 

(HBĐT) - Ngày 2/7, BCHQS huyện Kim Bôi đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Công an huyện tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi lực lượng vũ trang huyện Kim Bôi năm 2013. Tham dự hội thi có 12 thí sinh là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc BCHQS huyện, cán bộ chiến sỹ, ĐVTN Công an huyện và cán bộ Huyện đoàn, Hội LHPN huyện.

Tục làm vía của người Thái

(HBĐT) - Làm vía thực chất là việc anh em họ hàng động viên, khích lệ người được làm vía để họ phấn chấn, vui vẻ vượt qua những tai ương trong cuộc sống. Một phần tốt đẹp của phong tục này chính là sự cố kết cộng đồng.

Ra quân tu sửa điểm Bưu điện văn hoá xã Sủ Ngòi

(HBĐT) - Sáng 29/6, Tỉnh Đoàn, Thành đoàn Hoà Bình, Bưu điện tỉnh phối hợp tổ chức ra quân tu sửa, dọn vệ sinh khu vực xung quanh điểm Bưu điệm văn hóa xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình). Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành đoàn, Bưu điện tỉnh gần 20 ĐVTN các đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục