Ca sỹ Hồng Tam trong một tiết mục song ca với người bạn đời, ca sỹ Tuấn Mạnh (Đoàn NT các dân tộc tỉnh).

Ca sỹ Hồng Tam trong một tiết mục song ca với người bạn đời, ca sỹ Tuấn Mạnh (Đoàn NT các dân tộc tỉnh).

(HBĐT) - Nói đến Hồng Tam (Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh) là mọi người nhớ đến một ca sĩ có khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười hồn nhiên với giọng hát tràn đầy sức sống, đi vào lòng công chúng. Hồng Tam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Vang, xóm Bán, xã Định Cư (Lạc Sơn). Chị bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp từ năm 1998, đến nay, hơn 15 năm gắn với nghiệp diễn, ánh đèn sân khấu. Giọng ca dân gian ngọt ngào của chị gắn liền với  những ca khúc “Ru ún”, “Cơm Mường vó, lọ Mường Vang”, tiếng hát ấy đã từng đến với đồng bào dân tộc khắp vùng miền trong tỉnh, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Buổi ban đầu theo con đường nghệ thuật, chị đã phải vượt qua nhiều thử thách trong công việc, cuộc sống nhưng tình yêu nghệ thuật đã giúp chị vượt qua. Buổi sáng chị vừa học trung cấp thanh nhạc (trường Nghệ thuật Quân đội - Hà Nội), buổi tối chị đã có mặt ở Hoà Bình để theo học tiếp chương trình THPT. Nỗ lực học hỏi không ngừng, tháng 6/2012, chị đã tốt nghiệp chương trình đại học thanh nhạc tại Học viện âm nhạc quốc gia Hà Nội. Chị tâm sự: Mỗi khi bước lên sân khấu là hòa nhập vào câu hát, thể hiện tự nhiên, tình cảm bằng chính tấm lòng của mình để chuyển tải đến người nghe. Hạnh phúc nhất là những lần biểu diễn phục vụ đồng bào vùng sâu, xa, nơi cuộc sống còn nghèo khó... Sự náo nức của bà con chính là động lực để chị hát. Chính vì thế, giọng hát của chị được nhiều người nhớ đến. Không chỉ yêu thích giọng hát, mọi người còn yêu mến chị bởi lối sống chân thành, giản dị. Hồng Tam luôn giữ hình ảnh đẹp trong mắt khán giả. Trang phục chị xuất hiện trong các buổi biểu diễn bao giờ cũng là bộ quần áo truyền thống của người Mường Hòa Bình hoặc áo dài truyền thống.Với năng khiếu, chất giọng tốt, cùng sự ham học hỏi kinh nghiệm từ những thế hệ đi trước, giọng ca Hồng Tam ngày càng đi vào lòng người nghe và dần khẳng định được vị trí của mình. Theo thời gian, chị để lại dấu ấn trong lòng công chúng với nhiều huy chương các loại trong các kỳ hội diễn, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Tại hội diễn thanh niên hát dân ca toàn quốc tháng 10/1996 tại Hà Nội, khi còn là cô bé mới lớn, Hồng Tam đã giành được 2 huy chương vàng. Năm 1999, sau 1 năm bước chân vào nghệ thuật chuyên nghiệp, tại hội ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (tại nhà hát lớn Hà Nội ), cô ca sĩ trẻ đã đoạt huy chương bạc với bài đơn ca “Đu đu, điềng điềng” (Tô Ngọc Thanh). Năm 2004, tại hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc ở Điện Biên, chị đã giành huy chương vàng song ca cùng người bạn đời Tuấn Mạnh cũng là ca sĩ của đoàn với bài hát “Cơm Mường Vó, lọ Mường Vang” (nhạc sĩ Bùi Chỉ). Năm 2009, tại hội diễn toàn quốc ở Nghệ An, Hồng Tam giành tiếp huy chương bạc song ca “Lời thương” (nhạc sĩ Huy Tâm). Tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 tại thành phố Buôn Mê Thuột, chị đã giành huy chương vàng với tiết mục đơn ca “Bình minh núi” (nhạc sĩ Đức Liên).

 

Ngoài những lúc đứng trên sân khấu, chị luôn bận rộn với công việc của người làm nghệ thuật: tập luyện không ngừng, xây dựng các chương trình nghệ thuật... Chị cũng là người có công trong việc gây dựng Đoàn, nâng đỡ cho nhiều thế hệ diễn viên. Dưới góc độ là một trưởng đoàn, biên đạo múa Bạch Công Thị nhận xét: Hồng Tam là người  tâm huyết với nghề. Trong đội, là một người chị cả có tiếng nói trọng lượng đối với các vấn đề về chuyên môn vì được đào tạo, học tập cao nhất (đại học thanh nhạc). Cảm nhận về nữ ca sĩ giàu thành tích này, ca sĩ Ngân Thùy (dân tộc Thái) nhận xét: chị Hồng Tam là người luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của Đoàn nghệ thuật, lớp thế hệ đi sau luôn học tập phong cách biểu diễn trên sân khấu của chị.

 

Tình yêu quê hương, niềm đam mê nghệ thuật, tâm huyết với nền văn hóa đậm chất dân ca Mường không phai. Chị vẫn luôn nỗ lực phấn đấu trên con đường nghệ thuật mà mình đã chọn và chắc chắn sẽ đem lại nhiều thành công nữa trên con đường nghệ thuật. Với những thành tích tại các hội diễn chuyên nghiệp và thời gian công tác, người hâm mộ mong chờ một ngày nào đó chị được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú vì đã đủ theo các tiêu chuẩn do Bộ VH-TT&DL quy định. 

 

 

                                                         Nguyễn Thảo (TTV)   

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các đội dự thi tham gia trả lời các câu hỏi kiến thức xã hội.
Tiết mục múa yếm đào của đơn vị Phòng GD & ĐT tại hội diễn.

Lạc Sơn: Văn nghệ xóm, bản làm giàu đời sống tinh thần cho người dân

(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Lạc Sơn tiếp tục được khơi dậy và hoạt động mạnh mẽ. Đến nay, toàn huyện có 292 xóm thành lập đội văn nghệ tập hợp mọi thành phần, lứa tuổi luyện tập thường xuyên. Hoạt động văn nghệ quần chúng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân xóm, bản.

Hội LHPN tỉnh: Ra mắt CLB "Phụ nữ sống đẹp" tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 6/8, tại Nhà văn hoá thôn Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi), Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ ra mắt CLB "Phụ nữ sống đẹp" đầu tiên của tỉnh với 40 thành viên ban đầu là hội viên phụ nữ thuộc các chi, tổ hội trên địa bàn huyện.

Hội thi NTQC và thông tin tuyên truyền cổ động huyện Cao Phong và Đà Bắc 

(HBĐT) - Trong 2 ngày 1 – 2/8, huyện Cao Phong tổ chức hội thi NTQC và thông tin tuyên truyền cổ động năm 2013. Hội thi năm nay có sự tham gia của trên 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị xã, thị trấn và khối các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn.

“Hoa hậu lính” và những vần thơ “đánh thức mặt trời”

(HBĐT) - Tôi gặp chị Nguyễn Thị Na, phường Tân Thịnh (TPHB) chừng mươi lần trong các diễn đàn có liên quan về người lính và trong các ngày lễ tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Nét đẹp Mường Nghĩa

(HBĐT) - Mường Nghĩa là vùng đất nằm trên tuyến đường lên 3 xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu và Tự Do, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Nét đặc trưng của Mường Nghĩa là vùng đất trải dài ven bờ một nhánh đầu nguồn của con sông Bưởi.

Trao đổi về văn hóa đọc: Đọc sách là niềm vui

(HBĐT) - Nghĩ về văn hóa đọc, tôi tâm đắc câu nói của PGS, TS Nguyễn Hoàng ánh: “Tất cả những gì ta học được là nhờ sách vở, đúng là như vậy đọc sách, sách sẽ dạy ta không những kiến thức, cách làm người mà sách còn làm cuộc đời ta thêm phong phú”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục