Xóm Lác – xã Chiềng Châu là một trong những điển hình trong xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Xóm Lác – xã Chiềng Châu là một trong những điển hình trong xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch.

(HBĐT) - Xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân là định hướng của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) huyện Mai Châu. Trong những năm qua, BCĐ đã bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn chỉ đạo các xã, thị trấn chú trọng nâng cao chất lượng của phong trào, xây dựng và nhân rộng các điển hình làng văn hóa tiêu biểu trong toàn huyện.

 

Theo đồng chí Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng VH - TT huyện Mai Châu: xây dựng làng văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú. Trong quá trinh triển khai, BCĐ phong trào đã bám sát vào các tiêu chí cụ thể: xây dựng gia đình văn hóa, KDC tiên tiến, phát triển KT - XH, giữ vững an ninh trật tự và xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Từ đó, chất lượng phong trào từng bước được cải thiện, huyện duy trì và phát triển số lượng gia đình, làng văn hóa. Cụ thể, năm 2011: gia đình văn hóa của toàn huyện 7.200 hộ và có 34 làng văn hóa, năm 2012, số gia đình văn hóa đạt 9.346 hộ và có 37 làng văn hóa.

  

Thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” nói chung, xây dựng làng văn hóa nói riêng là việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Tùy thuộc vào tình hình của từng thôn, xóm, khu phố, mỗi nơi đều xây dựng được tiêu chí, quy chế của quy ước, hương ước gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở dựa trên đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, 100% thôn, bản trong huyện xây dựng được quy ước, hương ước kết hợp lồng ghép các tiêu chí xây dựng nếp sống văn hóa của từng nơi. Qua đó đã góp phần tích cực vào việc ổn định ANCT và trật tự ATXH, tạo đà cho phát triển kinh tế. Xóm Nà Sài (xã Chiềng Châu), Cha Long (Tòng Đậu)… là các làng văn hóa tiêu biểu về việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tại các xóm này đã nhiều năm không để tệ nạn xã hội xâm nhập vào cộng đồng dân cư, người dân không vi phạm luật giao thông được bộ, không có có cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quân sự địa phương, ủng hộ các loại quỹ phúc lợi xã hội…

 

Để nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, toàn huyện quan tâm đầu tư vào thiết chế về văn hóa – thể thao. Toàn huyện hiện có 113 xóm, bản có nhà văn hóa khang trang, 31 CLB thể thao, 183 đội văn nghệ thôn bản, số người rèn luyện TDTT đạt trên 12.000 người, 100% xã có điểm bưu điện văn hóa xã, tủ sách pháp luật. Phong trào xây dựng làng văn hóa của huyện Mai Châu trong những năm qua đã góp phần tạo nên những định hướng tích cực, giữ gìn chuẩn mực, nếp sống văn hóa, phát huy tốt các truyền thống văn hóa dân tộc, loại bỏ các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

 

Đồng chí  Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu đã đánh giá về phong trào xây dựng làng văn hóa: Các làng được công nhận văn hóa, nhân dân có cuộc sống ổn định, tỷ lệ hộ gia đình nghèo giảm nhanh; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt; bộ mặt các làng thay đổi với nhiều thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… được xây dựng; cảnh quan môi trường sạch đẹp; các xã, thị trấn đi vào nề nếp trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới hỏi. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện hiệu quả và được nhân dân đồng tình, chấp hành nghiêm chỉnh, ANCT, trật tự ATXH  địa phương được giữ vững; công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa cũng trở nên thuận tiện hơn… Từ phong trào xây dựng làng văn hóa đã xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu như làng văn hóa xóm Lác (Chiềng Châu),  Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), Bước (Xăm Khòe) xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế theo hướng du lịch; xóm Đồng Bảng (xã Đồng Bảng), xóm Xăm Pà (Nà Mèo) làng văn hóa không tệ nạn xã hội, có cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp…

 

 

                                                                      Hồng Nhung

                                                     

Các tin khác

Ca sỹ Hồng Tam trong một tiết mục song ca với người bạn đời, ca sỹ Tuấn Mạnh (Đoàn NT các dân tộc tỉnh).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các đội dự thi tham gia trả lời các câu hỏi kiến thức xã hội.

Hội diễn nghệ thuật quần chúng và thi tuyên truyền cổ động huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 6 -7/8, huyện Lạc Sơn tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng và thi tuyên truyền cổ động huyện Lạc Sơn năm 2013. Dự hội diễn có dơn 600 diễn viên của 41 xã, thị trấn và cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.

Lạc Sơn: Văn nghệ xóm, bản làm giàu đời sống tinh thần cho người dân

(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Lạc Sơn tiếp tục được khơi dậy và hoạt động mạnh mẽ. Đến nay, toàn huyện có 292 xóm thành lập đội văn nghệ tập hợp mọi thành phần, lứa tuổi luyện tập thường xuyên. Hoạt động văn nghệ quần chúng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân xóm, bản.

Hội LHPN tỉnh: Ra mắt CLB "Phụ nữ sống đẹp" tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 6/8, tại Nhà văn hoá thôn Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi), Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ ra mắt CLB "Phụ nữ sống đẹp" đầu tiên của tỉnh với 40 thành viên ban đầu là hội viên phụ nữ thuộc các chi, tổ hội trên địa bàn huyện.

Hội thi NTQC và thông tin tuyên truyền cổ động huyện Cao Phong và Đà Bắc 

(HBĐT) - Trong 2 ngày 1 – 2/8, huyện Cao Phong tổ chức hội thi NTQC và thông tin tuyên truyền cổ động năm 2013. Hội thi năm nay có sự tham gia của trên 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị xã, thị trấn và khối các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn.

“Hoa hậu lính” và những vần thơ “đánh thức mặt trời”

(HBĐT) - Tôi gặp chị Nguyễn Thị Na, phường Tân Thịnh (TPHB) chừng mươi lần trong các diễn đàn có liên quan về người lính và trong các ngày lễ tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Nét đẹp Mường Nghĩa

(HBĐT) - Mường Nghĩa là vùng đất nằm trên tuyến đường lên 3 xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu và Tự Do, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Nét đặc trưng của Mường Nghĩa là vùng đất trải dài ven bờ một nhánh đầu nguồn của con sông Bưởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục