Ảnh: Quang Dũng
Sáng 13-9 (tức mồng chín, tháng tám, năm Quý Tỵ), tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng) đã diễn ra vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2013 với sự tham dự của hàng vạn người dân, du khách trong và ngoài nước.
Chức vô địch Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2013 đã thuộc về trâu số 24 của chủ trâu Đinh Đắc Đoàn (phường Ngọc Xuyên).
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2013 đã diễn ra 15 trận đấu của 16 trâu thắng cuộc trong vòng đấu loại được tổ chức ngày mồng tám, tháng sáu, năm Quý Tỵ trước đó.
Các trận đấu khá quyết liệt trong sự cổ vũ nhiệt tình của hàng vạn khán giả ngồi chật cứng các khán đài.
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn là một trong 23 hoạt động chính thức của Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2013.
Trước khi bước vào vòng chung kết, các chủ trâu, các phường cùng với quận Đồ Sơn đã tổ chức các nghi lễ như dâng hương, rước nước, tế thần... theo nghi thức truyền thống.
Năm 2013, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho năm cá nhân có nhiều thành tích trong khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống.
Kết thúc lễ hội, giải vô địch đã được trao cho chủ trâu số 24 là ông Đinh Đắc Đoàn (phường Ngọc Xuyên), giải nhì được trao cho chủ trâu số 7 là ông Lưu Đình Võ (phường Vạn Hương), giải ba được trao cho chủ trâu số 28 là ông Ngô Quang Vinh (phường Minh Đức) và chủ trâu số 16 là ông Lưu Đình Tiến (phường Ngọc Hải).
Theo Báo ND
(HBĐT) - Ngày 9/9, Chi cục DS/KHHGĐ tiến hành kiểm tra, rà soát các sách, ấn phẩm, tài liệu có nội dung tuyên truyền, phổ biến phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn huyện Lương Sơn và TP.Hoà Bình.
(HBĐT) - Thư viện là một thiết chế văn hóa mà nơi đây, bạn đọc có thể nâng cao kiến thức, mở mang vốn hiểu biết về VH-XH góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống thư viện các huyện vẫn tồn tại một vài hạn chế, yếu kém trong hoạt động hạn chế nên chưa thực sự phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, chưa thu hút được độc giả trên địa bàn. Vấn đề đặt ra cho ngành thư viện hiện nay là nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như văn hóa đọc trong đời sống nhân dân.
(HBĐT) - Năm 1998, xóm Nà Sài, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là một trong những đơn vị được công nhận đạt làng văn hóa của tỉnh. Phát huy truyền thống đã đạt được, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, suốt 15 năm qua, Nà Sài luôn là điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM.
(HBĐT) - Toàn huyện Kỳ Sơn có 85 xóm, bản, tổ dân phố, trong đó có 54 làng văn hoá, đạt 63%. Theo thống kê của huyện, từ năm 1999 – 2012, số làng văn hoá tăng liên tục, từ 4 làng được công nhận vào năm 1999 đến năm 2012 đã tăng lên 54 làng.
(HBĐT) - Buổi sinh hoạt quý II/2013 của CLB “những người cùng chia sẻ” Hội PN xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đông vui hơn vì được đón 45 đại biểu đến từ huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) cùng tham dự càng trở nên sôi nổi khi chủ đề toạ đàm là “làm thế nào để kiềm chế cơn nóng giận”.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp trở về quê hương Mường Động vào những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử, đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp không khí rộn ràng, náo nhiệt chuẩn bị đón Tết Độc lập của bà con các dân tộc nơi đây.