Nhà văn hoá xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được xây dựng khang trang từ sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn xóm.
(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương làng văn hoá 5 năm giai đoạn 2008 - 2013 huyện Yên Thủy, có 20 làng, khu phố văn hoá tiêu biểu đại diện cho 158 xóm, khu phố trên toàn địa bàn được nhận giấy khen của UBND huyện. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá đã tạo nên những định hướng tích cực, những chuẩn mực văn hoá thấm dần vào từng hộ gia đình, từng KDC góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 10,67%; tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đạt 18,17 triệu đồng/người/năm.
Theo đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ: Ban chỉ đạo (BCĐ) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện luôn chú trọng đến chất lượng của phong trào xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá. Để phong trào không mang tính hình thức và đi vào đời sống nhân dân, BCĐ cấp huyện đã bám sát vào 4 tiêu chí của làng văn hoá để chỉ đạo, hướng dẫn BCĐ cấp xã, thị trấn triển khai đến từng KDC, đó là KDC có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống tinh thần phong phú; xây dựng được môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp và có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Trong 5 năm tổ chức thực hiện phong trào đã xuất hiện nhiều KDC tiên tiến tiêu biểu luôn giữ vững danh hiệu “làng văn hoá”, “khu phố văn hoá” nhiều năm liên tục, như khu phố 8, thị trấn Hàng Trạm, xóm Hổ I, xã Ngọc Lương, xóm Tân Thành, xã Yên Trị...
Nhằm huy động mọi nguồn lực cho phong trào, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo gắn phong trào với thực hiện 19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở 12/12 xã, nhờ đó bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Cùng với đề án xây dựng nhà văn hoá thôn, bản được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2004, kết hợp vận động nguồn lực từ nhân dân, đến năm 2013 có 110 xóm, khu phố đã xây dựng được nhà văn hoá, trong đó có 80% nhà văn hoá thôn, bản từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH-TT&DL. Phong trào văn hoá, văn nghệ, TD-TT phát triển sâu rộng trong nhân dân. Hiện nay, 100% xóm, khu phố có đội văn nghệ hoạt động thường xuyên, phong trào rèn luyện TD-TT thu hút 26% dân số trên toàn huyện tham gia. 100% KDC xây dựng được quy ước, hương ước và thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan tại địa phương. Hàng năm, việc bình xét và công nhận danh hiệu gia đình văn hoá ở cộng đồng KDC được diễn ra nghiêm túc và công khai, tỷ lệ gia đình văn hoá 3 năm liên tục đạt từ 55 - 60%.
Song song với phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền ơn - đáp nghĩa, tương trợ, giúp đỡ nhau được người dân ủng hộ. Toàn huyện huy động được hàng tỷ đồng mỗi năm để tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật... Riêng 9 tháng năm 2013, huyện Yên Thuỷ đã huy động được 1.027 triệu đồng và hiện vật hưởng ứng CVĐ “Tết vì người nghèo” do Hội CTĐ phát động. Công tác chăm sóc gia đình có công, gia đình chính sách được đẩy mạnh, đến nay, 100% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn bình quân của huyện. Trong 5 năm (2008 - 2013) đã vận động được 928 triệu đồng quỹ “đền ơn - đáp nghĩa” và đã phát huy được hiệu quả hoạt động.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Tại nhà văn hóa liên tổ 24, 25, 27, Trung tâm Dạy nghề từ thiện Hà Nội tổ chức giao lưu văn nghệ “Chương trình khát vọng xanh xoa dịu nỗi đau da cam” nhằm giúp các em khiếm thị có cơ hội được giao lưu và thể hiện năng khiếu văn nghệ, tài năng diễn xuất các trò ảo thuật... Đêm giao lưu thể hiện sự chia sẻ với những mất mát đau thương từ nỗi đau da cam do chiến tranh để lại với các em khiếm thị, khuyết tật tại Trung tâm.
(HBĐT) - 9 tháng qua, Thư viện tỉnh đã cấp mới 914 thẻ bạn đọc, trong đó có 106 thẻ thiếu nhi, nâng tổng số độc giả có thẻ mượn đọc sách là 1.450. Đồng thời đã mua bổ sung 67 loại báo, tạp chí, 122 đầu sách thiếu nhi với 305 bản.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 12 – 13/10, các phường, xã trên địa bàn TP. Hòa Bình đã lập bàn thờ và tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(HBĐT) - Trưa ngày 12/10/2013, tại Nhà tang lễ Quốc gia – số 5 Lê Thánh Tông (Hà Nội), dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp như kéo dài bất tận. Trong hàng chục ngàn người đang có mặt tại đây, Ban liên lạc truyền thống Chiến sĩ Điện Biên Phủ tỉnh Hòa Bình có sáu bác. Họ từ Hòa Bình xuống đây từ sáng sớm để được vào viếng linh cữu Đại tướng. Niềm tiếc thương vô hạn khắc sâu trong đôi mắt và tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân họ không bị đau mỏi lúc này. Sáu bác đều trên 80 tuổi và bị thấp khớp nặng, thế mà hôm nay, họ đã vượt qua chặng đường 90 km, rồi đi bộ gần 3 km và đứng xếp hàng liên tục ở đây gần bốn tiếng đồng hồ.
Những ngày qua, bằng nhiều hình thức khác nhau, hàng triệu người dân Việt Nam đã bày tỏ tấm lòng thành kính thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dòng người hàng ngày nối dài xếp hàng lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Đại tướng tại nhà riêng. Trên các trang mạng tràn ngập các bài thơ tiễn biệt.
(HBĐT) - “Chúc các chiến sĩ Điện Biên Phủ Hoà Bình mọi sự tốt đẹp và mãi mãi tiến lên phía trước” – Giọng bác nghẹn ngào tưởng như không thể bật thoát ra khỏi cổ họng khi cố đọc to cho đồng đội nghe bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là dòng chữ Đại tướng đề tặng trong cuốn sách “Điện Biên Phủ” - cuốn sách đã được Đại tướng trao tặng cho tập thể Ban liên lạc truyền thống chiến sỹ Điện Biên Phủ tỉnh Hoà Bình vào ngày 20/4/2000. Bác Bùi Quang Thản, Trưởng Ban liên lạc truyền thống Chiến sỹ Điện Biên Phủ tỉnh Hoà Bình đã cẩn thận giữ gìn cuốn sách hơn 13 năm nay và hôm nay, ngày 9/10/2013 – ngày thứ 5 Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, bác mang ra chia sẻ với đồng đội để họ cùng nhau tưởng nhớ về người Đại tướng của nhân dân Việt Nam.