Bảo tàng không gian văn hóa Mường lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, nhiều tác phẩm nghệ thuật, những dụng cụ sinh hoạt đời sống thường ngày của người Mường.

Bảo tàng không gian văn hóa Mường lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, nhiều tác phẩm nghệ thuật, những dụng cụ sinh hoạt đời sống thường ngày của người Mường.

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi vùng đất cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội - tỉnh Hòa Bình được coi là cái nôi của người Mường cổ với nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc. Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, lòng người thân thiện với bao điều thú vị đang chờ đón du khách muôn phương về với Hòa Bình.

 

Đến với thành phố Hòa Bình - trung tâm chính trị, hành chính, KT-VH-XH của tỉnh, du khách có thể thăm Tượng đài Bác Hồ tọa lạc trên đỉnh đồi ông Tượng bên phía tả Thủy điện Hòa Bình. Tượng đài Bác Hồ là pho tượng về Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam, tác phẩm của những kiến trúc sư, nhà điêu khắc nổi tiếng thực hiện, toàn khối tượng nặng 400 tấn, cao 15 m, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít.  Đến dâng hương Tượng đài Bác Hồ, du khách đi trên những con đường uốn lượn khu vực Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, du khách đi bộ 79 bậc thang, tượng trưng 79 mùa xuân lấp lánh của Người. Trên Tượng đài, ôm trọn tầm mắt khung cảnh thủy điện Hòa Bình, thành phố nên thơ giữa mây trời núi non, sông nước mênh mang. Câu thơ của Hồ Chủ tịch dưới chân Tượng đài “Không có gì việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” được hiện thực hóa bằng Thủy điện Hòa Bình - Công trình đa chức năng hiện, biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô (cũ), tinh thần quả cảm,  kiên cường, nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên làm chủ công nghệ, thiết bị, cải tạo thiên nhiên, cần mẫn, bền bỉ hướng  sức nước thành nguồn năng lượng thắp sáng muôn nơi phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.

 

Dâng hương Tượng đài Bác Hồ, thăm quan nhà máy thủy điện Hòa Bình, du khách có thể đến với lòng hồ mênh mang giữa núi non hùng vĩ. Lòng hồ có diện tích hàng nghìn ha, kéo dài bất tận với hàng trăm đảo lớn nhỏ xanh mướt, những chiếc thuyền lăn tăn sông nước. Ghé thăm đền Thác Bờ - điểm du lịch tâm linh, nằm trong chuỗi du lịch lòng hồ, lênh đênh trên sông nước, đến đảo Ngọc, đảo Dừa, động Tiên hay ghé thăm bất cứ một xóm, bản ven hồ, hòa cùng cuộc sống người dân, đốt củi, ăn thịt sấy, cá nướng, nhấp chén rượu ngô, ngắm hoàng hôn tím đỏ, sương ướt mi đều đem lại những cảm nhận nhẹ nhàng, thư thái. Cách trung tâm Hòa Bình không xa là bản Mường Giang Mỗ - xã Bình Thanh (Cao Phong). Bản nằm bình yên dưới chân núi Mỗ còn lưu giữ nguyên bản 100 nóc nhà mang đặc trưng văn hóa người Mường gắn liền với cuộc sống người dân địa phương, từ lâu nay đã trở thành một điểm nhấn của du lịch Hòa Bình. Thăm xóm Mỗ, du khách hòa nhịp sống hòa trong những nét văn hóa người Mường, được ngắm nhìn những ngôi nhà lúp xúp thật nên thơ dưới chân núi hùng vĩ. Một con suối hiền hòa trải dài bên xóm Mỗ, phía dưới là thảm lúa vàng óng ả, thanh bình. Người dân xóm Mỗ dệt cửi, mời khách nếm những ly rượu chuối, rượu cây thơm nức, thưởng thức vị ngọt ngon của hoa quả cây vườn, những món ẩm thực độc đáo, cùng ngồi bên bếp lửa hồng thưởng thức văn nghệ, nghe những câu chuyện về xứ Mường xưa và mua cho mình một vài món đồ lưu niệm. Để hiểu thêm về văn hóa địa phương, du khách có thể ghé thăm Bảo tàng không gian văn hóa Mường với hàng nghìn hiện vật đời sống người Mường, nhiều hiện vật có giá trị, nhiều tác phẩm nghệ thuật, những dụng  cụ sinh hoạt đời sống thường ngày của người Mường.    

 

Du hành khoảng 60 km theo QL6, qua thảo nguyên Cao Phong mía, cam bạt ngàn, vượt dốc Quy Hậu, Thung Nhuối, Thung Khe hùng vĩ giữa mây ngàn, du khách ngắm nhìn thưởng ngoạn thị trấn Mai Châu ẩn hiện trong sương lúc ẩn, lúc hiện mộng mơ lạ kỳ. Thị trấn Mai Châu với bản Văn, bản Lác của người Thái từ lâu đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng khách du lịch trong nước và quốc tế, được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch thú vị của thế giới. Trên nền những cánh đồng óng ả, những ngôi nhà sàn soi bóng nước, người Thái tinh tế, đôn hậu chào đón quý khách. Bạn sẽ được sống trong văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Bản Văn, bản Lác, Pom Coọng đón bạn trong men say rượu nồng, điệu xòe hoa dập dìu nhẹ tựa mây bay người em gái Thái để lại những ấn tượng khó phai mờ. Trở về Kim Bôi vùng đất chén vàng - một trong bốn Mường lớn nổi tiếng của đất Hòa Bình có thể đến với cửu thác Tú Sơn suối nước quanh năm tuôn trào, thăm khu mộ cổ Đống Thếch, vào rừng thiên nhiên đặc dụng Thượng Tiến... Đặc biệt là được khỏa mình trong dòng suối nước khoáng Kim Bôi có tác dụng chữa bệnh, đem lại sự sảng khoái. Ở Kim Bôi du khách cũng được thưởng thức món ăn đậm chất dân tộc như rau rừng, cá bống, cơm lam, thịt thú rừng, tham gia nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Hành trình từ đường 12 B, qua đường Hồ Chí Minh vào QL 21, đến với quần thể khu du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái động Tiên - xã Phú Lão, hang Luồn - thị trấn Chi Nê - huyện Lạc Thủy đem lại cho bạn những cảm nhận đầy thú vị. Khu danh lam thắng cảnh chùa Tiên thuộc địa phận xã Phú Lão có nhiều điểm du lịch xanh, du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh như: đền Trình, đền Mẫu, động Tam Tòa, Giải Oan... Chùa Tiên, một di chỉ cổ sinh học hòa nhập với thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng, trời đất  giao hòa... Ngày xuân, lễ hội chùa Tiên  đón hàng trăm ngàn du khách tấp nập về trẩy hội.

 

Đến với Hòa Bình, bạn được trải nghiệm và sống trong môi trường văn hóa bản sắc khó phai, được tham gia hành trình khám phá các khu rừng đặc dụng nguyên sinh, được trải lòng cùng thiên nhiên hoang sơ mang lại những cảm nhận tốt đẹp về mảnh đất, con người nơi đây.

 

 

 

                                                                    Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH&DL - HĐND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Từ CVĐ “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, năm 2013 huyện Kim Bôi dự kiến có từ 60-65% làng, bản, KDC đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Năm 2013, huyện Cao Phong có 104/124 khu dân cư văn hoá, đạt tỷ lệ 83,9%. Ảnh cổng làng văn hóa khu 7, thị trấn Cao Phong.
Nhà văn hoá xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được xây dựng khang trang từ sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn xóm.

Đoàn học viên nước bạn Lào thăm Di tích địa điểm huấn luyện và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào tại Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 16/10, Đoàn học viên lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào đã đến thăm Di tích địa điểm huấn luyện và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào tại Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình.

Tập huấn công tác quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông

(HBĐT) - Tại huyện Mai Châu, Sở TT-TT vừa tổ chức lớp tập huấn quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông cho trên 70 học viên là lãnh đạo UBND, cán bộ làm công tác văn hoá cấp huyện, các xã, thị trấn, cán bộ bưu chính viễn thông.

Kim Bôi từng bước thu hẹp khoảng cách về giới

(HBĐT) - Với mục tiêu năm 2013 sẽ có 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ làm công tác tư pháp ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, đội ngũ CTV về bình đẳng giới ở thôn, bản, tổ dân phố được tập huấn kiến thức, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới.

Bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch cho trên 30 học viên

(HBĐT) - Ngày 15/10, Sở VH-TT&DL tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch tỉnh năm 2013 cho trên 30 học viên là cán bộ, nhân viên các cơ sơ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Giao lưu chương trình “Khát vọng xanh”

(HBĐT) - Tại nhà văn hóa liên tổ 24, 25, 27, Trung tâm Dạy nghề từ thiện Hà Nội tổ chức giao lưu văn nghệ “Chương trình khát vọng xanh xoa dịu nỗi đau da cam” nhằm giúp các em khiếm thị có cơ hội được giao lưu và thể hiện năng khiếu văn nghệ, tài năng diễn xuất các trò ảo thuật... Đêm giao lưu thể hiện sự chia sẻ với những mất mát đau thương từ nỗi đau da cam do chiến tranh để lại với các em khiếm thị, khuyết tật tại Trung tâm.

Cấp mới 914 thẻ bạn đọc

(HBĐT) - 9 tháng qua, Thư viện tỉnh đã cấp mới 914 thẻ bạn đọc, trong đó có 106 thẻ thiếu nhi, nâng tổng số độc giả có thẻ mượn đọc sách là 1.450. Đồng thời đã mua bổ sung 67 loại báo, tạp chí, 122 đầu sách thiếu nhi với 305 bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục