Một góc khu du lịch Resort Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

Một góc khu du lịch Resort Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

(HBĐT) - Mường Động (Kim Bôi) là một trong 4 vùng Mường cổ lớn nhất của tỉnh. Điều đó đã được thể hiện rõ trong câu ca xưa “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Huyện có 28 xã, thị trấn, dân số 114.015 người gồm 4 dân tộc chính (Mường, Kinh, Dao, Thái) cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm khoảng 82,4%.

 

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 di tích được xếp hạng, trong đó, 1 di tích cấp quốc gia (khu mộ cổ Đống Thếch), 13 di tích cấp tỉnh. Huyện đang quản lý, lưu giữ những hiện vật có giá trị văn hoá và khảo cổ của người Mường đã sinh sống trên địa bàn như: trống đồng, đồ dùng gia đình. Toàn huyện có trên 1.480 chiếc cồng, chiêng được lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức. Các phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, lễ hội, trang phục, ẩm thực được quan tâm phục hồi như: hát đúm, mo Mường, biểu diễn cồng chiêng Mường; tết nhảy, lễ cấp sắc của người Dao và các môn thể thao dân gian (bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, kéo co...). Một số di tích văn hoá gắn với các sự kiện lịch sử cách mạng được qua tâm đầu tư, tôn tạo như: nhà truyền thống xã Vĩnh Đồng; đình xã Lập Chiệng; cây đa Chỉ Ngoài, xã Hùng Tiến... Ngoài ra, mảnh đất Mường Động giàu bản sắc văn hoá còn được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp và nguồn nước khoáng nóng có lợi cho sức khoẻ.

 

Với phương châm phát triển du lịch gắn với văn hoá, huyện đã xây dựng và thực hiện đề án phát triển du lịch. Mục tiêu là xây dựng Mường Động thành điểm đến hấp dẫn của du khách với chủ đề “Kim Bôi, điểm đến của bạn, thân thiện và mến khách”. Để thực hiện thành công đề án, huyện định hướng phát triển du lịch theo hướng XHH, đa dạng hóa thành phần tham gia. Chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xúc tiến du lịch; cung cấp thông tin, bản đồ, sách du lịch Kim Bôi cho du khách; phát hành cuốn người Mường Kim Bôi. Tham gia liên hoan, hội chợ du lịch tại các tỉnh bạn. Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các tua, tuyến du lịch mới. Xây dựng các mô hình hoạt động văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Phát động chiến dịch làm cho môi trường sạch hơn, trọng tâm là vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch. Tổ chức hội thi ẩm thực nhằm khích lệ CBNV trong ngành du lịch, dịch vụ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để ngày càng chuyên nghiệp hơn. Đảm bảo vệ sinh ATTP, ANTT nhằm tạo một môi trường du lịch an toàn cho du khách. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch mang tính đặc thù. Phấn đấu đến năm 2015, tất cả lực lượng lao động tại các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch. Các cơ sở doanh nghiệp lữ hành phải có hướng dẫn viên, chứng chỉ, bằng cấp chuyên ngành về văn hoá du lịch.

 

Đến nay, nhiều dự án phát triển du lịch đã triển khai và đi vào hoạt động như: khu vui chơi giải trí cao cấp suối khoáng; khu du lịch Resort Vĩnh Tiến; khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái thác Mặt Trời, khu du lịch sinh thái Cửu thác Tú Sơn, khu du lịch sinh thái tắm nước khoáng, (khoáng bùn) Lạc Hồng. Một số dự án đang trong quá trình thẩm định và chờ  cấp phép đầu tư. Đến với những điểm du lịch này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, đắm mình trong dòng nước trong lành mà còn được hòa mình vào bản sắc văn hóa độc đáo. Từ ẩm thực đến các sản phẩm lưu niệm... đều mang dấu ấn văn hóa vùng đậm nét. Chính vì vậy, lượng du khách trong, ngoài nước đến với Kim Bôi ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao. Năm 2006, trên địa bàn huyện chỉ có 15 nhà nghỉ, nhà hàng hoạt động dịch vụ lưu trú du lịch, ăn uống. Đến năm 2013, toàn huyện đã có 1 khách sạn và 27 nhà nghỉ. Các nhà nghỉ đều đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 2 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 sao và đang tiếp tục được nâng cấp, mở rộng quy mô phục vụ. Nếu năm 2006, huyện mới chỉ đón 65.900 lượt khách (khách quốc tế 954 lượt người), doanh thu 9.111,7 triệu đồng thì năm 2012, số lượng khách đạt 120.156 lượt người (khách quốc tế 1.329 lượt người), doanh thu đạt 85.413 triệu đồng. 9 tháng năm 2013, huyện đã đón 75.786 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng (252 lượt khách nước ngoài), doanh thu du lịch đạt 53,3 tỉ đồng.

 

 

 

                                                                                       Cẩm lệ

 

 

 

Các tin khác

KDC dọc tuyến đường Trần Quang Khải, phường Phương Lâm (TP. HB) treo cờ chào mừng Ngày hội.
Không có hình ảnh
Các em học sinh, và diễn viễn đang diễn tập, khớp nối các nội dung biểu diễn trên sân khấu.
Đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện công trình trước ngày diễn ra Khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Tây Bắc năm 2013.

Cao Phong đầu tư khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Nói đến Cao Phong, người ta thường nghĩ ngay đến một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Cao Phong có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của huyện.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc KDC 5,6,7,8 phường Chăm Mát

(HBĐT) - Tối 10/11, KDC 4 tổ 5,6,7,8, phường Chăm Mát (TP Hoà Bình) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập MTDT thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2013).

Xóm Đằm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(HBĐT) - Ngày 10/11, xóm Đằm, xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) tổ chức điểm "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc" năm 2013. Tham dự có đồng chí Trần Văn Hoàn, Ủy viên TVTU, Bí thư Thành ủy Hòa Bình; đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh và đông đảo bà con trong xóm.

Vui hội Tây Bắc 

(HBĐT) - Vượt qua 15 tác phẩm của 14 tác giả trong và ngoài tỉnh, bài hát “Vui hội Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, giảng viên trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc (Hoà Bình) đã được BTC Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 trao giải nhất và chọn làm bài hát chính thức của Ngày hội.

Khu dân cư Nà Chiếu và Bái Trang I tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

(HBĐT) - Ngày 8/11, xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2013. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Thị Chiển, Ủy viên TVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, các ban, ngành, huyện, xã và nhân dân trong xóm.

Hội thi thuyết minh du lịch - cơ hội quảng bá tiềm năng du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Hội thi thuyết minh viên du lịch được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII tại tỉnh ta năm 2013 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch cho du khách tham dự sự kiện tìm hiểu thêm về đặc trưng, thế mạnh du lịch của các tỉnh trong vùng Tây Bắc. Hội thi là cơ hội thể hiện sự thân thiện, văn minh, lịch sự và phát huy truyền thống hiếu khách của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc nhằm tạo ấn tượng riêng để thu hút khách du lịch tới mỗi địa phương. Hội thi tạo điều kiện cho các thuyết minh viên của các tỉnh Tây Bắc trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng thuyết minh viên, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ thuyết minh viên du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục