Đội văn nghệ quần chúng tham gia chương trình làng Việt, tổ chức tại thành phố Sơn La.

Đội văn nghệ quần chúng tham gia chương trình làng Việt, tổ chức tại thành phố Sơn La.

(HBĐT) - Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá, hiện nay vẫn được giữ gìn, phát huy.

 

Với hàng ngàn cuốn sách chữ Thái cổ, Dao cổ chứa đựng những bản trường ca, sử thi, lịch sử xây dựng bản Mường, những thiên tình sử của người Thái. Với những dân vũ như: xòe (dân tộc Thái); múa chuông (dân tộc Dao), múa khèn, ô (dân tộc H’Mông), lắc hông (dân tộc Khơ mú)... Các làn điệu dân ca như: khắp (dân tộc Thái), đang (dân tộc Mường); dân ca H’Mông với các loại nhạc cụ dân tộc: trống, chiêng, các loại sáo, khèn... làm say đắm lòng người. Với những lễ hội đặc sắc của các dân tộc làm cho văn hóa Sơn La thêm đặc sắc: lễ hội hết chá (dân tộc Thái), lễ hội mợi (dân tộc Mường), lễ hội Xé pang ả (dân tộc Kháng), lễ hội Pang a (dân tộc La Ha)…

 

      

                           Diễn trò trong lễ hội Hết Chá.

 

Về thể thao, những năm qua, thể thao Sơn La đang từng bước khởi sắc, ngày càng gặt hái được nhiều thành công, đạt được nhiều thành tích ở các cuộc thi cấp quốc gia. Đặc biệt, trong năm 2012 có VĐV Hà Thị Nga đoạt  HCV quốc tế môn xe đạp tổ chức tại Li Băng, năm 2013 có 1 VĐV đoạt HCĐ môn Taewondo tại giải vô địch trẻ Đông Nam á tổ chức tại Myanma, 1 VĐV đoạt HCĐ môn điền kinh tại giải vô địch Đông Nam á. Tính đến tháng 10/2013 đã thành lập các đoàn VĐV và tham gia 23 giải thi đấu, đoạt 56 huy chương các loại, đạt 124% so với kế hoạch năm, trong đó có 20 HCV, 11 HCB, 25 HCĐ, 12 VĐV đạt cấp I, 8 VĐV được phong kiện tướng quốc gia (thể thao thành tích cao). Thành lập các đoàn VĐV tham gia 7 giải thi đấu thể thao cấp khu vực và toàn quốc đoạt 49 huy chương các loại, trong đó có 13 HCV, 20 HCB, 16 HCĐ (thể thao quần chúng).

 

      

     Đua thuyền đầu xuân tại huyện Quỳnh Nhai, thu hút nhiều khách du lịch.

 

Về du lịch, Sơn La có nhiều điểm đến hấp dẫn là những danh lam thắng cảnh: hang Dơi (Mộc Châu), đồng cỏ, đồi chè (Mộc Châu); các di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử nhà tù Sơn La, văn bia Quế Lâm ngự chế - đền thờ Vua Lê Thái Tông... Sơn La còn có nhiều bản du lịch cộng đồng mà ở đây đồng bào vẫn giữ gìn được những nét bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc. Sơn La nơi có nhà máy thủy điện - Công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á và những vùng lòng hồ thủy điện rộng lớn đã và đang là nơi hấp dẫn du khách gần xa.

 

      

Hiệp hội dù lượn Việt Nam khảo sát điểm thả dù tại xã Tà Sùa, huyện Bắc Yên.

 

Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc của tỉnh, thời gian qua đã quan tâm, thu được nhiều kết quả tốt đẹp do có cơ chế, chính sách phù hợp của Nhà nước và của tỉnh, kinh phí đầu tư được tăng cường, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quan tâm. Đã nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng được một số lễ hội tiêu biểu của các dân tộc, một số lễ hội được bảo tồn và trở thành những sản phẩm văn hóa du lịch: lễ hội hết chá, xên Mường (dân tộc Thái), đua thuyền truyền thống của dân tộc Thái trắng (Quỳnh Nhai)...  Sưu tầm, sáng tác, nâng cao các làn điệu dân ca, dân vũ, sử dụng nhạc cụ các dân tộc, xây dựng và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các đội văn nghệ quần chúng trong các bản, làng đã góp phần quan trọng trong bảo tồn nghệ thuật truyền thống của các dân tộc (hiện, tỉnh Sơn La có trên 3.000 đội văn nghệ bản). Tổ chức tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trong toàn tỉnh, lựa chọn những di sản văn hóa tiêu biểu: xòe Thái, chữ Thái cổ; lễ cúng dòng họ dân tộc H’Mông để lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra lễ hội dân tộc H’Mông trên địa bàn toàn tỉnh”, “Nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc vùng tái định cư thủy điện Sơn La”, “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái trong quá trình hội nhập quốc tế”... để đánh giá thực trạng văn hóa truyền thống của các dân tộc, từ đó đề ra được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị.

Đến với Ngày hội VH-TT&DL năm 2013, tại Hòa Bình, tỉnh Sơn La sẽ giới thiệu những nét VH-TT&DL đặc sắc. Trong đó, trình diễn chương trình ca, múa, nhạc đặc sắc của các dân tộc tỉnh Sơn La, tham gia trình diễn trang phục dân tộc Thái, H’Mông; tham gia trình diễn nghi lễ xên Mường Và (cúng Mường Và) của dân tộc Lào; trưng bày triển lãm giới thiệu văn hóa truyền thống của dân tộc Thái: về trang phục, chữ viết; sản phẩm đặc sắc của các nghề thủ công truyền thống; ẩm thực dân tộc. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá một số điểm đến, một số sản phẩm của du lịch Sơn La, một số sản vật đặc trưng của địa phương: chè, sữa, mật ong... Tham gia thi thuyết minh viên du lịch. Đặc biệt, tỉnh Sơn La sẽ tham gia đầy đủ 6 môn thể thao của Ngày hội, trong đó có một số môn thế mạnh của tỉnh như: tù lu, kéo co, đẩy gậy...

 

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” để khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc về di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình để chính họ tự nguyện tham gia gìn giữ, xây dựng và phát triển các di sản văn hóa trong một không gian văn hóa phù hợp với điều kiện văn hóa của từng dân tộc, địa phương trong tỉnh và của đất nước trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay. Quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác quản lý, nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và khai thác, phổ biến di sản văn hoá các dân tộc thiểu số trong tỉnh, góp phần làm tăng chất lượng hưởng thụ văn hóa của nhân dân, tạo sản phẩm phát triển văn hóa, du lịch, góp phần phát triển KT-XH của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân.

 

                                                        

                                                    

                                                       Nguyễn Huy Hoàng

                                     (Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Sơn La)

Các tin khác

Đại diện các hộ gia đình ký cam kết thi đua thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
Phần trình diễn Lễ hội Đu vôi của Đoàn Hoà Bình.
Các thí sinh thi thuyết minh viên du lịch ra mắt chào khán giả và du khách.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thăm gian triển lãm ảnh về Tây Bắc.

Tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch lần thứ XII

(HBĐT) - Tối 15/11, tại Quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội. Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Vụ văn hoá dân tộc (Bộ VH, TT&DL), các đồng chí thành viên BCĐ, BTC Ngày hội và đông đảo các sở, ngành hữu quan.

Giao lưu nghệ thuật các tỉnh Tây Bắc tại huyện Lương Sơn, Kim Bôi và Tân Lạc

(HBĐT) - Mở màn cho các hoạt động trong Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, tối ngày 14/11, tại huyện Lương Sơn đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ giữa các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và huyện Lương Sơn.

Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi

(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ, là trung tâm lớn của người Mường Bi và cũng là cái nôi văn hoá Hoà Bình nổi tiếng đã góp phần xây dựng nền văn minh châu thổ sông Hồng. Là vùng đất có bề dày lịch sử, cư dân đa số là người Mường. Qua thời gian và năm tháng, ở vùng đất này, bóng dáng nếp nhà sàn cổ truyền với ánh lửa bập bùng trong những đêm đông đã thưa dần nhưng nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Trong đó, các lễ hội truyền thống cổ đã được bảo tồn và phục dựng lại như lễ hội Khai hạ (khuống mùa), lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, xắc bùa (séc bùa), cúng cơm mới... nhưng đáng chú ý nhất vẫn là lễ hội Khai hạ.

Âm vang cồng chiêng trong các lễ hội

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình cụ Bùi Văn Nỉ, 77 tuổi ở xóm Rú 6, xã Xuân Phong (Cao Phong). Cầm chiếc chiêng cổ trên tay, cụ Nỉ kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc chiếc chiêng mà gia đình cụ đã lưu giữ hàng trăm năm qua.

Xóm Đồng Khụ tổ chức ngày hội Đại đoàn kết

(HBĐT) - Ngày 14/11, xóm Đồng Khụ, xã Thống Nhất, Thành phố Hòa Bình tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2013”.

Thành phố Hoà Bình trang hoàng đón chào Ngày hội

(HBĐT) - Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 diễn ra từ ngày 16- 18/11. Các hoạt động của Ngày hội diễn ra chủ yếu trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Để chuẩn bị cho sự kiện văn hoá lớn này, thành phố Hoà Bình đã có nhiều công trình, hoạt động trang trí kháng tiết đón chào Ngày hội. Phóng viên Báo Hoà Bình giới thiệu một số hình ảnh về công tác trang trí đón chào Ngày hội:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục