Gia đình ông Bùi Văn Nỉ, xóm Rú 6, xã Xuân Phong (Cao Phong) lưu giữ chiêng cổ và tham gia trình diễn trong các lễ hội.

Gia đình ông Bùi Văn Nỉ, xóm Rú 6, xã Xuân Phong (Cao Phong) lưu giữ chiêng cổ và tham gia trình diễn trong các lễ hội.

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình cụ Bùi Văn Nỉ, 77 tuổi ở xóm Rú 6, xã Xuân Phong (Cao Phong). Cầm chiếc chiêng cổ trên tay, cụ Nỉ kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc chiếc chiêng mà gia đình cụ đã lưu giữ hàng trăm năm qua.

 

Cụ Nỉ tâm sự: Chiếc chiêng này của vợ ông khi đi lấy chồng được gia đình cho. Trước đây, cồng chiêng quý lắm phải đổi bằng trâu, bò. Mặc dù có thời kỳ cuộc sống còn nhiều khó khăn, thương lái đến hỏi mua nhưng gia đình ông quyết không bán. Vì đây và vật báu vô giá của tổ tiên để lại. Theo ông Nỉ, cồng chiêng có vai trò quan trọng trong đời sống của người Mường. Từ xa xưa, tiếng chiêng theo thanh niên trai tráng của bản Mường đi săn thú rừng. Cồng chiêng tập hợp nhân dân đánh giặc cứu nước, bảo vệ thôn xóm. Tiếng chiêng cũng giúp ông bà nên duyên chồng vợ bền chặt. Nhưng có lẽ vui nhất, khó quên nhất vẫn là cồng chiêng trong ngày hội, lễ tết. Tết đến, xuân về, hội sắc bùa vừa đi vừa đánh bài chiêng cổ vòng quanh xóm để đến chúc tết gia đình cán bộ xã, xóm và các gia đình chính sách, có công với cách mạng. Ngày hội xuân, khi tiếng cồng chiêng vang lên, người già, trẻ nhỏ, trai gái bản Mường đều nhanh chân diện những bộ quần áo đẹp nhất để tham gia. Giờ đây, tuổi đã cao, ông bà chỉ tham gia các hoạt động cồng chiêng lễ hội trong xóm, xã. Khi huyện, tỉnh có lễ hội lớn, con cháu tham gia. Kế thừa truyền thống của tổ tiên, cha ông, thế hệ trẻ hôm nay đưa tiếng cồng chiêng vượt qua không gian của xứ Mường đến với không gian rộng lớn hơn.

 

Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Cồng chiêng dân tộc Mường có mặt và hằn sâu trong tâm trí mỗi con người, dân tộc từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi khuất núi qua các lễ hội đều có tiếng chiêng, tiếng cồng. Hiện nay, cồng chiêng được lưu giữ chủ yếu ở các gia đình. Khi có lễ hội, dàn cồng chiêng mới được tập hợp. Qua thực tế tìm hiểu, chúng ta thấy cồng chiêng được sử dụng trong các lễ hội điển hình như: lễ hội Khai hạ; lễ hội Đu tre;  lễ thành hôn; lễ mừng nhà mới, lễ hội khai xuân; lễ hội đình Cổi. lễ hội đình Vai; lễ đổ cờ; lễ Cầu Mưa; Lễ ăn Thề; lễ hội pồn pôông (Bôl Bôông), lễ hội Chùa Tiên và lễ tang long trọng trong đời người. Theo thống kê, dân tộc Mường có 34 lễ hội lớn thì 24 lễ hội có sử dụng cồng chiêng. Cồng chiêng có vị trí không thể thiếu ở các nghi lễ, lễ hội văn hóa dân gian dân tộc. Trong đó có thể kể đến rất nhiều lễ hội lớn trên hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh là Lễ hội Khai xuân tổ chức tại xóm Liên, Ngọc Lương (Yên Thuỷ) từ mùng 6 đến mùng 7 tháng giêng. Hội Sắc bùa tổ chức tại Tân Lập (Lạc Sơn), Mường Bi, Mường Khoang, xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) từ mùng 2 đến mùng 6 tháng giêng. Lễ cơm mới, tổ chức tại xóm Phổn, xã Tân Pheo (Đà Bắc). Lễ hội xuống đồng (Khuống mùa) tổ chức tại xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn), Mường Thàng- Cao Phong  vào ngày mùng 5 tháng giêng.  Lễ hội Chùa Hang tổ chức tại xóm Á  Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ). Lễ hội Chùa Tiên, tổ chức tại xóm Lão Ngoại, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ). Lễ hội Đền Thượng tổ chức tại xóm Độc Lập, xã Vụ Bản (Lạc Sơn). Lễ hội miếu Trung Báo tổ chức tại Trung Báo, xã Cao Thắng, (Lương Sơn). Lễ hội đình Cổi, tổ chức tại xóm Cổi 1, xã Bình Chân (Lạc Sơn).  Lễ hội Đình Cời, tổ chức tại xóm Cời, Tân Vinh, Lạc Sơn. Lễ hội đình Đại Xã tổ chức tại làng Thung, làng Dương, làng Nghìa, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ). Lễ hội đình Khói tổ chức tại xóm Trám, xã ân Nghĩa (Lạc Sơn). Lễ hội đình làng Chùa tổ chức tại xóm Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy). Các lễ hội đình làng Đồi tổ chức tại xóm Đồi; lễ hội Đình Vai tổ chức tại xóm Vai; lễ hội Đình Vôi, tổ chức tại xóm Vôi, xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ). Lễ hội đình Ngòi tổ chức tại xóm Ngòi, xã Sủ Ngòi; lễ hội Đình Tám Mái và Đình Bản Thổ tổ chức tại phường Thịnh Lang (TP. Hoà Bình). Lễ hội Đình Quyền Thị tổ chức tại xóm Quyền Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn). Lễ hội đình Thượng tổ chức tại xóm Tân Thành, xã Yên Trị  (Yên Thuỷ). Lễ hội Đình Trung tổ chức tại xóm Lão Nội, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ). Lễ hội đình Trung tổ chức tại xóm Minh Thành, xã Yên Trị (Yên  Thuỷ). Hội đình và Phủ Thung tổ chức tại làng Thung, làng Nghĩa, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ). Lễ hội đình Sàm tổ chức tại xóm Sàm, xã Phúc Lai (Yên Thuỷ). Lễ hội Bụt Khụ Dúng tổ chức tại xóm Vó, Nhân Nghĩa, Lạc Sơn vào ngày mùng 7 tháng giêng. Lễ thượng nguyên tổ chức tại xóm Liêu, Ngọc Lương, (Yên Thuỷ) từ ngày 14 đến 15 tháng giêng. Lễ hội Mường Thàng tổ chức tại xóm Bãi Bệ1, xã Dũng Phong (Cao Phong) từ ngày mùng 2 đến mùng 4 tháng giêng. Lễ hội Chiềng Động tổ chức tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) từ ngày mùng 7 đến mùng 8 tháng giêng. Lễ hội pồn pôông tổ chức tại Mường Vang (Lạc Sơn). Và rất nhiều lễ hội nhỏ như: lễ gọi Vía, lễ rửa lá lúa, lễ nạ Nụ...

 

Vượt qua không gian của lễ hội xóm Mường, ngày nay, dàn cồng chiêng lớn với hàng trăm người tham gia vào các lễ hội lớn của tỉnh, đất nước tạo nên sự hoà quện của bản sắc văn hoá dân tộc- lịch sử - truyền thống -cộng đồng với sức mạnh con người vươn tới tương lai… Trong đó có thể đến các lễ hội lớn như: Ngày hội văn hoá vùng Tây Bắc và lễ bàn giao thiên nhiên kỷ tổ chức tại thị xã Hoà Bình đầu tháng 1/2000. Lễ hội kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Hoà Bình 2006. Ngày hội văn hoá Mường toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại thành phố Hoà Bình năm 2007. Đặc biệt, màn trình tấu cồng chiêng “Vật báu- hồn thiêng” và màn diễu hành cồng chiêng đường phố tại lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình đã được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam là màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất vào tháng 10/2011... Vào tháng 7/2013 vừa qua, những nghệ nhân của tỉnh đã mang cồng chiêng Mường Hòa Bình vượt qua biên giới cùng dàn nhạc dân tộc của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam biểu diễn trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc dân gian quốc tế vùng biển Ban-tích được tổ chức ở Phần Lan… Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 của tỉnh đã đến. Cồng chiêng ngân lên những bài hay nhất để mời gọi bè bạn trong nước và quốc tế đến với Hòa Bình cùng các dân tộc Tây Bắc- đoàn kết- hội nhập hướng tới tương lai.

 

 

 

                                                                          Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Đại diện UBND xã Thống Nhất, Thành phố Hòa Bình tặng hoa động viên nhân dân xóm Đồng Khụ
Sân khấu ngoài trời diễn ra các hoạt động chính của Ngày hội tại  Quảng trường Cung văn hoá đã được hoàn thiện.
Không có hình ảnh
Đội văn nghệ xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) biểu diễn màn cồng chiêng và hát dân ca tại địa điểm tổ chức Hội xuân hàng năm.

Triển khai phương án đảm bảo ANTT, ATGT cho Ngày hội

(HBĐT) - Chiều 12/11, Công an tỉnh tổ chức hội nghị triển khai các phương án đảm bảo ANTT, ATGT cho Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII tỉnh Hòa Bình, năm 2013.

Kim Bôi khai thác tiềm năng phát triển du lịch văn hóa

(HBĐT) - Mường Động (Kim Bôi) là một trong 4 vùng Mường cổ lớn nhất của tỉnh. Điều đó đã được thể hiện rõ trong câu ca xưa “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Huyện có 28 xã, thị trấn, dân số 114.015 người gồm 4 dân tộc chính (Mường, Kinh, Dao, Thái) cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm khoảng 82,4%.

TP. Hoà Bình treo cờ Tổ quốc từ ngày 12-19/11

(HBĐT) - UBND thành phố Hoà Bình vừa có công văn số 1216 về việc phối hợp tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII tại tỉnh Hoà Bình năm 2013.

Hoàn tất việc chuẩn bị giao lưu NTQC tại các huyện trong Ngày hội

(HBĐT) - Nằm trong chương trình Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các tỉnh Tây Bắc, nhằm gìn giữ và phát huy giá trị độc đáo của nghệ thuật dân ca, dân vũ các dân tộc, tối ngày 14/11, Đoàn nghệ thuật quần chúng 6 tỉnh Tây Bắc sẽ có buổi giao lưu văn hoá văn nghệ tại các huyện Tân Lạc, Kim Bôi và Lương Sơn. Cụ thể, tại Tân Lạc sẽ giao lưu với tỉnh Sơn La và Hoà Bình; tại huyện Kim Bôi sẽ giao lưu với tỉnh Lai Châu và Yên Bái; tại huyện Lương Sơn sẽ giao lưu với tỉnh Lào Cai và Điện Biên.

Hoàn thiện sân khấu ngoài trời phục vụ Ngày hội

HBĐT) - Thi công sấn khấu ngoài trời tại tiền sảnh Quảng trường Cung văn hoá tỉnh phục vụ cho Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Tây Bắc năm 2013 là một trong một trong những phần việc mà Công ty cổ phần quảng cáo – thương mại và xây dựng Anh Sơn đảm nhận thực hiện để phục vụ cho chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc và bế mạc.

Gấp rút hoàn thiện công trình Nhà thi đấu tỉnh

(HBĐT) - Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Nhà thi đấu tỉnh phục vụ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 đang được đơn vị thi công là Công ty Việt Tùng gấp rút thi công nốt các hạng mục còn lại, đảm bảo bàn giao trước ngày hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục