Một buổi sinh hoạt có nội dung chủ đề về giới được Hội Nông dân tỉnh thực hiện.

Một buổi sinh hoạt có nội dung chủ đề về giới được Hội Nông dân tỉnh thực hiện.

(HBĐT) - Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá khảo sát nhanh của Hội ND tỉnh thời điểm năm 2010 tại 6 xã ở 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Kim Bôi, đa số cán bộ, người dân chưa được nghiên cứu, tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới hoặc hiểu một cách lơ mơ, chưa rõ. Cộng đồng còn nặng tính định kiến về giới. Nhiều phụ nữ có đóng góp quan trọng vào kinh tế gia đình nhưng vai trò chưa được nhìn nhận. Đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới diễn ra nhiều hình thức, phần nhiều liên quan đến giới tính.

 

Để nâng cao trách nhiệm giới, Hội đã thực hiện các giải pháp can thiệp trong loại trừ bất bình đẳng giới, hướng tới đạt bình đẳng giới. Giai đoạn (2011  2013), các kế hoạch, chiến lược và hoạt động đào tạo, tập huấn, hội thảo của Hội đều có phân tích lồng ghép yếu tố giới như cân nhắc đối tượng tham gia, nhu cầu đào tạo để phát huy sự tham gia của cả hai giới. Quá trình truyền thông các thông điệp, không chỉ chú trọng hình ảnh mà còn quan tâm đến nội dung, hình thức và thời điểm truyền thông nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của phụ nữ và nam giới. Cũng trong thời gian này, Hội đã xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội ND Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015, trong đó, tập trung đào tạo cán bộ cơ sở nguồn ưu tiên phụ nữ. Đồng thời, có kế hoạch chỉ đạo giám sát thúc đẩy lồng ghép giới của Hội ND huyện và cơ sở trên cơ sở tác động nâng cao năng lực kiến thức tới cả phụ nữ và nam giới. Hội còn tham mưu với T.Ư Hội với tỉnh về chính sách cán bộ nữ trong hệ thống Hội từ tỉnh đến cơ sở. Chỉ đạo tới 100% Hội ND huyện, thành phố và cơ sở Hội lồng ghép giới trong xây dựng cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, văn hóa cơ quan, thúc đẩy phụ nữ tham gia giữ các vị trí lãnh đạo các cấp.

 

Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về giới và bình đẳng giới, kỹ năng phương pháp lồng ghép sinh hoạt giới, tư vấn giới được tăng cường. Thời gian qua, Hội đã tổ chức 3 khóa đào tạo tập huấn cho 16 cán bộ tỉnh Hội và cán bội Hội ND 4 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong là giảng viên nguồn, 1 khóa đào tạo lại cho 28 cán bộ Hội cơ sở cung cấp kiến thức về giới, bạo hành giới và 1 khóa đào tạo cho 16 cán bộ về kỹ năng tư vấn trong phòng, chống bạo hành giới của 20 xã thuộc 4 huyện. Nhằm triển khai mô hình lồng ghép giới và xây dựng điểm tư vấn hiệu quả, Hội tập huấn cho 28 cán bộ Hội cơ sở về kỹ năng lập kế hoạch triển khai, kỹ năng thiết kế buổi sinh hoạt theo chủ đề, rèn và thực hành kỹ năng tư vấn.

 

Triển khai lồng ghép giới tại 20 xã ở 4 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, đội ngũ tuyên truyền viên, tư vấn viên cơ sở nòng cốt đã điều hành được 75 buổi sinh hoạt lồng ghép với phương pháp có sự tham gia các diễn đàn sinh hoạt lồng ghép giới tại cộng đồng thôn bản, cụm dân cư thu hút sự quan tâm của hội viên nông dân. Nội dung chủ đề sinh hoạt cũng phong phú, hấp dẫn như: phân biệt giới và giới tính, Luật Bình đẳng giới, cách nhận biết những hành vi và bạo lực gia đình, phân công lao động theo giới. Bên cạnh đó, Hội còn lồng ghép với các nguồn khác tổ chức được 3 cuộc giao lưu hình thức sân khấu hóa với sự tham gia của các CLB nông dân tại Tân Lạc, Kim Bôi và Cao Phong. Hội thiết lập 8 điểm tư vấn về giới đơn giản tại 4 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong. Đội ngũ tư vấn viên đã phối hợp với tư pháp xã triển tư vấn bạo lực giới được 25 ca.

 

Bà Hồ Thị Kim Hằng, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh đánh giá: Hội đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của toàn tỉnh thông qua hoạt động triển khai và những tác động, ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể đã góp phần tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND và tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2011 - 2015 ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đến năm 2012, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào BCH, BTV Hội ND cơ sở đã tăng từ 13 lên 19,5%. Với phương pháp tiếp cận ở cộng đồng có sự tham gia của người dân, các hoạt động can thiệp của Hội đã nâng cao nhận thức về Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình. Qua các kỳ sinh hoạt lồng ghép đã tạo chuyển biến hành vi về bình đẳng giới, làm thay đổi căn bản quan niệm lệch lạc về giới của một bộ phận không nhỏ người dân.

 

 

                                                                              

                                                                              Bùi Minh

 

Các tin khác

Di tích Đền Niệm nằm dưới chân núi Niệm đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2011, từ lâu đã gắn với yếu tố tâm linh của mảnh đất Lạc Thuỷ giàu bản sắc.
Cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu tại bản Lác, thu hút sự chú ý của du khách.
Trình chiếu phim tại Liên hoan phim thiếu nhi “Gia đình của em”.
Toàn cảnh lớp học.

Cơ sở minh triết trong ứng sử của người Mường từ trên nhà sàn

(HBĐT) - Nhà sàn truyền thống của người Mường là loại công trình kiến trúc chức năng dùng cho con người ở, sinh sống, tiến hành hôn nhân, sinh sản duy trì nòi giống, cất trữ tài sản và thực hiện các phong tục, nghi lễ tín ngưỡng trong phạm vi, quy mô họ tộc và của mỗi gia đình. Ngôi nhà cũng là nơi che chở cho con người trước mọi biến động thiên nhiên, chống lại thú dữ tấn công khi đêm tối... Không chỉ là nơi ở, nó còn là môi trường giáo dục các thành viên trong gia đình, thể hiện, gìn giữ bản sắc văn hóa, thể hiện tôn ti trật tự và ứng xử giữ con người với con người với thiên nhiên và thần linh.

Hòa Bình - điểm du lịch độc đáo

(HBĐT) - Nằm cách Thủ đô Hà Nội không xa (khoảng 70 km), Hòa Bình không chỉ hấp dẫn bởi nét văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc mà còn có những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là điểm đến không nên bỏ lỡ của giới trẻ, đặc biệt là những người mê du lịch bụi, dã ngoại...

Những tháng ngày bên con nuôi

(HBĐT) - Nhận được điện thoại của một người không quen nói là bạn con gái. Biết sự chẳng lành, tôi xin cơ quan cho nghỉ và vội lao xe về Hà Nội. Đứng trước căn phòng hai vợ chồng Lan thuê ở phố Vương Thừa Vũ, tôi bấm chuông. Im lặng. Tôi đập cửa, không một tiếng đáp lại. Hình như tiếng đập cửa đã lọt sang căn phòng bên cạnh. Cửa mở, một cô gái còn trẻ trong bộ đồ ngủ màu hồng nhìn tôi và hỏi: “Bác là bố chị Lan?”. Tôi gật đầu, cô gái lạ bảo: “Cháu điện cho bác lúc sáng vì không hiểu sao mấy hôm nay chị Lan không ra khỏi phòng. Hôm trước cháu gặp chị ở cầu thang nhưng mắt đờ đẫn, tóc rối bù, vẻ mệt mỏi lắm. Nghe nói thằng con trai đưa về trên ông bà nội tuần trước rồi. Cháu ra cơ quan tìm chồng chị ấy nhưng anh đi công tác trên biên giới. Họ cho số điện thoại của bác thế là cháu gọi ngay. May quá bác đã về!”.

Chung kết hội thi “Các tiểu phẩm tuyên truyền về xây dựng NTM năm 2013”

(HBĐT) - Ngày 5/12, BCĐ chương trình MTQG về xây dựng NTM phối hợp với huyện Đoàn Cao Phong tổ chức đêm chung kết hội thi “Các tiểu phẩm tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới năm 2013”.

Hội thi “Bé khoẻ măng non” Huyện Kỳ Sơn lần thứ nhất

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn vừa được Sở GD&ĐT chọn tổ chức thí điểm hội thi “Bé khoẻ măng non” lần thứ nhất, năm học 2013-2014. Dự và cổ vũ cho hội thi có lãnh đạo Sở GD&ĐT, phòng chuyên môn thuộc Sở, đại diện các phòng GD&ĐT huyện, thành phố và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh. 

Công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu di tích Đền Thác Bờ

(HBĐT) - Ngày 5/12, tại UBND xã Vầy Nưa (Đà Bắc), Sở VH, TT & DL đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu di tích Đền Thác Bờ tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục