Đồng chí Bùi Văn Hợp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tân Lạc kiểm tra chất lượng in ấn công trình sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng của địa phương trước khi phát hành.

Đồng chí Bùi Văn Hợp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tân Lạc kiểm tra chất lượng in ấn công trình sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng của địa phương trước khi phát hành.

(HBĐT) - Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư T.Ư Đảng và Chỉ thị số 23 của BTV Tỉnh ủy về công tác nghiên cứu lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng, huyện Tân Lạc được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu. Đồng chí Bùi Văn Hợp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, người có 17 năm gắn bó với công việc sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng chia sẻ: Đó là nhờ sự quan tâm sát sao của BTV Huyện ủy trong việc triển khai, thực hiện.

 

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, BTV Huyện ủy Tân Lạc đã họp và đề ra chủ trương mỗi năm dành một khoản kinh phí để hỗ trợ 2 xã  tiến hành việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Hỗ trợ cho các ngành viết truyền thống trong dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành. Về công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, hàng năm, Thường trực Huyện ủy giao cho Ban Tuyên giáo chỉ đạo, triển khai, thực hiện. Nhờ có sự quan tâm đúng mức của Huyện ủy, các cấp ủy Đảng trong huyện đều nhận thức rõ về sự cần thiết phải sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Coi đây là nhiệm vụ mang tích cấp bách nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc sưu tầm tư liệu được triển khai sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, khai thác kịp thời những nhân chứng sống để tạo thuận lợi cho công tác biên soạn lịch sử khi có điều kiện. Theo đó, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo có nhiệm vụ tham mưu cho BTV Huyện ủy trong việc thẩm định, lựa chọn đề tài, chỉ đạo toàn bộ công tác nghiên cứu lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng trên địa bàn huyện. Đồng chí Phó trưởng Ban Tuyên giáo trực tiếp phụ trách về chuyên môn: chỉ đạo, hướng dẫn giúp Đảng bộ xã, thị trấn tổ chức tiến hành sưu tầm, nghiên cứu lịch sử Đảng bộ xã.

 

Với quy trình khép kín, cách làm khoa học, huy động được những người có tâm huyết tham gia, từ năm 2002 đến nay, có 18 đơn vị xã và các ngành thực hiện xong việc sưu tầm biên soạn lịch sử và truyền thống. Dự kiến trong năm 2014, sẽ có thêm 8 công trình nghiên cứu lịch sử, truyền thống được xuất bản gồm: Lịch sử Đảng bộ và nhân dân các xã Đông Lai, Mỹ Hòa, Quy Mỹ, Quy Hậu, Phú Cường, Ngòi Hoa, Thanh Hối giai đoạn từ năm 1945  đến nay.

 

Cùng với việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử, Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo tổ chức giới thiệu và phát hành các cuốn sách lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện và các xã, thị trấn, các ấn phẩm, tài liệu về lịch sử, truyền thống của các ngành, đoàn thể...

 

Ở cấp xã, 100% chi bộ Đảng , các nhà văn hóa, thư viện trường học, Trung tâm học tập cộng đồng đều lưu giữ những cuốn lịch sử Đảng này để làm tài liệu tuyên truyền. Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống, tọa đàm, tuyên truyền lồng ghép trong dịp kỷ niệm các  ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của địa phương. Năm 2012, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, huyện đã phát động cuộc thi “tìm hiểu  về lịch sử Đảng bộ huyện Tân Lạc” trong toàn dân, kết quả thu được trên 14.000 bài dự thi.  Đồng thời, chỉ đạo ngành giáo dục huyện đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong các trường học. Theo đó, mỗi năm các trường THPT, THCS đều dành 2 tiết học giới thiệu về lịch sử địa phương.

                                                                                   

                                                                     Thúy Hằng  

 

 

Các tin khác

Cổng chào vào khu Quảng trường Hùng Vương của tỉnh Bạc Liêu- nơi sẽ diễn ra các hoạt động Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất
Nam nông dân xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) tìm hiểu các kiến thức về bình đẳng giới.
Công tác tư tưởng  - văn hoá được HND các cấp từ tỉnh đến cơ sở triển khai hiệu quả qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức sân khấu hoá.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và lãnh đạo Sở VH-TT&DL cắt băng khai trương trưng bày và giới thiệu sách Thư viện tỉnh.

Triển khai đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2014

(HBĐT) - Thực hiện Thông báo số 202/ĐA-PBP ngày 4/4/2014 của Cục Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng triển khai kế hoạch số 37 về tổ chức đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn Giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5, sinh nhật Bác 19/5 và 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2014).

Động lực cho phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh

(HBĐT) - Mới 7h sáng, đội văn nghệ tổ 15, phường Thái Bình (TPHB) đã có mặt đông đủ để khớp lần cuối chương trình chuẩn bị biểu diễn. Chị Nguyễn Phương Dung, đội trưởng đội văn nghệ tổ 15 chia sẻ: Hôm nay tổ khánh NVH, đội văn nghệ chúng tôi đã chuẩn bị các tiết mục múa, hát đặc sắc nhất để phục vụ bà con. Đội văn nghệ của tổ người già đã hơn 60 tuổi, người trẻ hơn 30 tuổi và có cả các em nhỏ 6-7 tuổi. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ hơn, họ khoác trên mình những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của áo dài, váy Thái, váy Mường khác hẳn với ngày thường.

Xã Toàn Sơn bảo tồn văn hóa dân tộc Dao

(HBĐT) - Đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn xã Toàn Sơn có 46% dân số là dân tộc Dao. Từ xa xưa, dân tộc Dao có nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống.

Thắp sáng cầu Trường Tiền trong Festival Huế 2014

Tối 18-4, cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương (TP Huế) trở nên "bùng cháy", lung linh huyền ảo bởi nghệ thuật sắp đặt lửa và ánh sáng của những nghệ sĩ đến từ nước Pháp. Đây là chương trình nghệ thuật miễn phí nổi bật nhất trong Festival Huế 2014.

Yên Thuỷ: Giao lưu văn hóa đọc nhân ngày sách Việt Nam 21/4

(HBĐT) - Trong 2 ngày 15-16/4/2014, tại trường tiểu học Yên Lạc (Yên Thuỷ), Sở GD&ĐT và ngành GD&ĐT huyện Yên Thuỷ đã tổ chức điểm chương trình giao lưu văn hóa đọc nhân Ngày sách Việt Nam 21/4.

Ngày sách Việt Nam lần đầu tiên: Cơ hội tiếp cận những bản sách quý hiếm

Diễn ra từ ngày 18 đến 21-4 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và nhiều địa điểm khác ở Hà Nội, Ngày Sách Việt Nam lần đầu tiên có nhiều hoạt động phong phú, từ trưng bày, giới thiệu sách, giao lưu với tác giả, tọa đàm chung quanh các vấn đề liên quan đến sách và văn hoá đọc, cho đến giảm giá sách…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục