Đội văn nghệ xã Toàn Sơn (Đà Bắc) duy trì các điệu múa truyền thống của dân tộc Dao.
(HBĐT) - Đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn xã Toàn Sơn có 46% dân số là dân tộc Dao. Từ xa xưa, dân tộc Dao có nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một dần theo thời gian. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, việc bảo tồn những giá trị văn hoá các dân tộc nói chung, dân tộc Dao nói riêng trên địa bàn xã được quan tâm và ngày càng thể hiện rõ hơn, góp phần tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tự hào giới thiệu về những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, đồng chí Bàn Văn Xuân, Trưởng ban văn hoá xã Toàn Sơn cho biết: Việc lưu truyền những giá trị văn hoá độc đáo của người Dao đã trở thành nếp sống của mỗi gia đình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một dòng chảy không ngừng, xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Trong đó, nổi bật là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong tiếng nói và chữ viết. Trong chữ viết, ngoài việc học chữ phổ thông, xã chú trọng học chữ nôm Dao. Để truyền dạy chữ viết người Dao cho thế hệ mai sau, năm 2012, xã đã mở 1 lớp truyền dạy chữ Dao cho hơn 40 học viên. Các học viên già có, trẻ có được các ông Hoàng Hạnh ở xóm Phủ và Triệu Văn Hội ở xóm Cha truyền dạy. Anh Lý Xuân Tý, cán bộ văn phòng xã Toàn Sơn cho rằng, là người Dao nhưng khi được tham gia lớp học, anh và nhiều người trong xã mới biết đọc, biết viết chữ của dân tộc mình. Theo anh Tý, học chữ Dao không dễ, phải là người thực sự ham học hỏi, điều cốt lõi phải có lòng tự hào và yêu chữ viết của dân tộc mình mới có thể đọc thông, viết thạo được.
Gắn liền với học chữ, học nghĩa, tiếng nói của dân tộc, những bài thơ ca, tiếng hát thường dùng trong các lễ cưới, lễ cấp sắc, lễ đặt tên... cũng được người Dao xã Toàn Sơn lưu giữ cho đến ngày nay. Trong đó, phải kể đến lễ cấp sắc, đặt tên của dân tộc Dao. Theo phong tục của người Dao, con trai từ nhỏ đã được học những lời răn dạy, những bài giáo lý về đạo đức trong lễ cấp sắc, phải thực hiện 10 lời thề. Các lời thề tập trung vào những chuẩn mực của con người chân chính... Sau khi cấp sắc, đặt tên, người đàn ông mới thực sự được coi là trưởng thành và có địa vị trong dòng họ, gia đình và xã hội. Đặc biệt phải kể đến Tết nhảy của người Dao. Tết nhảy của người Dao xã Toàn Sơn diễn ra từ sáng 30 Tết đến ngày mùng 2 hoặc mùng 4 Tết tuỳ theo từng gia đình. Vào những ngày này, dân làng tập trung tại gia đình theo phiên để cùng nhau tiến hành Tết nhảy. Từ bao đời nay, Tết nhảy đã được duy trì thường xuyên trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Bên cạnh đó là những nét đặc trưng của dân tộc như trang phục quần áo, mũ, khăn với các gam màu truyền thống đỏ, trắng, xanh và tục nhuộm vải đen cùng đường chỉ thêu tinh tế được người Dao xã Toàn Sơn lưu giữ cho đến ngày nay.
H.L
(HBĐT) - Trong 2 ngày 14-15/4, huyện Kim Bôi đã tổ chức giải bóng chuyền vô địch huyện và hội diễn nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền cổ động năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 16/4, Sở LĐ, TB & XH phối hợp với Ban VSTBPN huyện Đà Bắc triển khai điểm mô hình “Xây dựng sửa đổi hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới” tại thị trấn Đà Bắc và các xã: xã Hào Lý, Tu Lý, Toàn Sơn và Hiền Lương.
Tên tuổi của nhạc sĩ tài năng Nguyễn Thiện Đạo và cây vĩ cầm nổi tiếng Bùi Công Duy sẽ cùng hội tụ trong chương trình hòa nhạc đặc biệt diễn ra trong hai tối 7 và 8-5 tại Nhà hát Lớn TP. Hà Nội, đúng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
(HBĐT) - Bản sắc là đặc sắc, cái riêng của từng dân tộc. Trong thời buổi kinh tế thị trường, hội nhập, bùng nổ thông tin, nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đang dần mai một. Làm thế nào để sự phát triển không làm lu mờ bản sắc văn hoá là vấn đề cần được quan tâm.
(HBĐT) - Xưa nay trong các nghiên cứu và các bài viết cũng như các hội diễn nghệ thuật quần chúng có hát dân ca Mường, người ta hay nói đến thường rang và bộ mẹng.
(HBĐT) - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, những người lính cầm súng trực tiếp chiến đấu của quân đội ta, mỗi người với những con đường riêng, họ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc và xây dựng lại đất nước.