Ra mắt mô hình điểm về giữ gìn phát huy bản sắc dân ca dân tộc Mường tại xã An Lạc, huyện Lạc Thủy.

Ra mắt mô hình điểm về giữ gìn phát huy bản sắc dân ca dân tộc Mường tại xã An Lạc, huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có gần 40% dân số là đồng bào người dân tộc Mường. Người Mường sinh sống tập trung ở một số địa bàn như: An Lạc, An Bình, Đồng Môn, Cố Nghĩa, Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Khoan Dụ, Thanh Nông và Liên Hòa. Do đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng ở bàn này.

 

Đồng chí Bùi Thị Phương Loan – Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Lạc Thủy khẳng định: “Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân ca dân tộc Mường như: hát Ví, hát Đúm, rằng thường, nhạc, sáo, trống, kèn bè, cồng chiêng, phong tục tập quán…là rất cần thiết. Do đó, Ban Dân vận Huyện ủy đã quyết định lựa chọn xã An Lạc để xây dựng mô hình điểm dân vận khéo “giữ gìn phát huy bản sắc dân ca dân tộc Mường” với mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân ca, dân tộc Mường; khích lệ sáng tạo các giá trị, gắn kết giữa bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường”. Qua đây sẽ tăng cường sự đầu tư của Nhà nước, chính quyền các cấp, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn huyện; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt là tại các xã có đông đồng bào dân tộc Mường.

 

Nội dung chính của mô hình là: tổ chức thực hiện các chương trình về phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc Mường, những buổi biểu diễn, giao lưu văn nghệ dân ca. Ưu tiên đầu tư cho giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống dân tộc Mường; sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền như Mo Mường, hát ru, rằng thường. Ngoài ra, mô hình cũng sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ dân ca Mường tại địa phương, các đơn vị khác trong huyện và các huyện giáp ranh. Đồng thời, xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc Mường trên địa bàn huyện qua các chương trình giao lưu. Mô hình cũng sẽ tổ chức đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực văn hóa đối với các xã có đông đồng bào dân tộc Mường.

 

Ngày 19/5 vừa qua, mô hình điểm đã được tổ chức ra mắt và có buổi biểu diễn giao lưu đầu tiên. Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy khẳng định: “Đây là một mô hình mới không những thu hút tập hợp được đông đảo nhân dân ở mọi lứa tuổi tham gia tập luyện, biểu diễn mà còn là nơi để trao đổi, giao lưu các bài hát múa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Từ đó giữ gìn, phát huy và bảo tồn các giá trị truyền thống vốn có từ bao đời nay. Đồng thời, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm cho văn hóa vừa là nền tảng, vừa là mục tiêu, động lực phát triển KT – XH. Dự kiến mô hình điểm Dân vận khéo “giữ gìn phát huy bản sắc dân ca dân tộc Mường” sẽ được định kỳ 3 tháng, 6 tháng họp đánh giá kết quả thực hiện, từ đó xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn huyện.”

                                                    

       

                                     

                                                                     Dương Liễu                                 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tặng máy laptop cho tác giả Bùi Huy Vọng (Lạc Sơn).
Điệu múa truyền thống của các dân tộc Mông được lưu giữ trong các lễ hội, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng.
Không có hình ảnh
Quang cảnh lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

Hấp dẫn món thịt chua của người Dao Tiền

(HBĐT) - Thịt chua không chỉ được dùng làm món ăn trong mâm cỗ ngày rằm, ngày tết của người Dao Tiền mà họ còn dùng nó để tiếp đón khách quý, bởi họ coi đó là món ăn đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.

Tịch thu 830 bộ đĩa phim, ca nhạc không tem nhãn

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở VH, TT & DL đã tăng cường kiểm tra một số hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn. Kết quả, đã kiểm tra 18 lễ hội, 88 cơ sở kinh doanh karaoke, 3 điểm kinh doanh đĩa phim và ca nhạc sân khấu, giám sát 18 chương trình biểu diễn nghệ thuật ca nhạc, xiếc… Trong quá trình kiểm tra, Thanh tra Sở đã lập biên bản nhắc nhở 11 cơ sở kinh doanh karaoke, tịch thu 830 bộ đĩa phim, ca nhạc không tem nhãn, 8 đơn vị chưa thực hiện làm hồ sơ thông báo quảng cáo.

Tản mạn về Mường Vang

(HBĐT) - Sau khi hòa bình lập lại, ở lứa tuổi biết đọc, biết viết, tôi được nghe một câu ca dao thời kháng chiến chống thực dân Pháp “Anh chừ đánh giặc nơi đâu/Chiềng Vang, Vụ Bản hay vào Trị Thiên?”... Câu ca dao đó lóe lên trong đầu tôi về những vùng đất thật xa xôi, thơ mộng. Tiếp đến là những tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu văn hoá dân gian trong các vùng mường của Đinh ân, Bùi Thiện, Quách Giao cứ ám ảnh, khêu gợi tính hiếu kỳ trong tôi hàng thập niên về vùng đất ấy, nhất là sau khi đọc tác phẩm “Hoa hậu xứ Mường” mà sau này gộp với vương quốc ảo ảnh thành tiểu thuyết “Đất Mường” của nhà văn Phượng Vũ.

Mô hình điểm “Xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới” ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Năm 2014, Sở LĐ -TB&XH triển khai thí điểm mô hình “Xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (BĐG)” tại 5 xã huyện Đà Bắc gồm: Tu Lý, Hào Lý, Toàn Sơn, Hiền Lương và thị trấn Đà Bắc. Mục đích chính của mô hình nhằm đưa các chủ trương, chính sách về BĐG vào trong hương ước, quy ước của thôn, làng, bản. Từ đó, giúp người dân có nhận thức đúng về BĐG và thực hiện các hành vi có chuẩn mực, văn hóa tại cộng đồng.

Trung tâm hoạt động Thanh - Thiếu niên tỉnh: Đầy ắp hoạt động vui hè cho thiếu nhi

(HBĐT) - Trong những ngày hè, Trung tâm Thanh - thiếu niên tỉnh trở nên sôi động hơn bởi nơi đây đã trở thành địa chỉ khá quen thuộc của các bạn thiếu nhi thành phố. Nhằm phát hiện, ươm mầm tài năng, bồi dưỡng năng khiếu tạo điều kiện cho thanh - thiếu nhi tỉnh phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, mùa hè năm nay, Trung tâm Thanh thiếu niên (TTN) tỉnh đã mở 11 lớp năng khiếu với các lĩnh vực: ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật, TD-TT, năng khiếu thẩm mỹ... Có gần 600 học viên ở các lứa tuổi tham gia đăng ký học, trong đó, chiếm số lượng đông đảo nhất vẫn là các em lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt, các lớp về kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình, mỹ thuật, âm nhạc, các CLB sinh hoạt tiếng Anh dịp hè nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Có lẽ nào "ăn mãi" vào quá khứ?

Ðược phục dựng hơn 20 năm sau những ngày làm mưa làm gió sân khấu Việt Nam, vở diễn Bệnh sĩ của tác giả Lưu Quang Vũ đã trở lại đầy ấn tượng với sàn diễn Nhà hát kịch Việt Nam. Trước đó, Nhà hát kịch Hà Nội cũng có một Tháp đoạn hồn được đầu tư tiền tỷ, dưới bàn tay "phép thuật" của đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang. Thế nhưng, cả Bệnh sĩ lẫn Tháp đoạn hồn cũng không cứu nổi một nền sân khấu không có sức sống tự sinh cùng thời đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục