Điệu múa truyền thống của các dân tộc Mông được lưu giữ trong các lễ hội, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng.
(HBĐT) - Nằm ở phía tây bắc của tỉnh, huyện Mai Châu có dân số trên 53.000 người với 7 dân tộc chínhcùng chung sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%. Mỗi dân tộc mang một nét văn hoá truyền thống riêng, từ đó tạo nên nền văn hoá chung đa bản sắc cùng tồn tại và phát triển từ bao đời nay.
Nhắc đến văn hoá Mai Châu hẳn trong mỗi người đều ấn tượng bởi những nét đặc trưng của các dân tộc Thái, Mông với kho tàng văn nghệ dân gian phong phú. Huyện có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ VH-TT&DL công nhận đó là hang Khoài (xã Xăm Khòe), hang Chiều (thị trấn Mai Châu), hang Nhật, hang Láng, hang Mỏ Luông (xã Chiềng Châu). Mai Châu còn có các khu du lịch cộng đồng như bản Lác, Poom Coọng, Văn…, du lịch sinh thái bản Bước (Xăm Khòe), Vặn (Piềng Vế)… Những bản làng du lịch chính là hình thức lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú. Thông qua việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như tài nguyên du lịch, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng, Mai Châu giới thiệu khách tham quan du lịch về nếp sống, văn hóa và các phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc; phát huy và khai thác các điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất, xây dựng thôn, bản văn hóa, khôi phục lễ hội truyền thống và nghệ thuật dân gian tiêu biểu; phát triển làng nghề gắn với du lịch như dệt, đan, chế tạo nhạc cụ, sản xuất hàng lưu niệm...
Chị Hồ Suýt Lềnh, cán bộ Phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Trong những năm qua, việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể và nhân dân đặc biệt quan tâm. Hiện nay, khi đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, các giá trị văn hoá truyền thống được kế thừa và phát huy có hiệu quả. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc ít người được huyện quan tâm như thành lập CLB bảo tồn và phát triển văn hoá Thái Mai Châu với hơn 30 thành viên, đã thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu, sưu tầm về phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc trong huyện. Tác phẩm cổ "Ẳm ệt luông" đã được dịch và ra mắt bạn đọc. Khôi phục và duy trì tổ chức các lễ hội xên Mường, chá chiêng, (dân tộc Thái), Lễ lập tịnh, Tết thanh minh (dân tộc Dao), tết đoan ngọ, lễ xá tội vong nhân, rằm tháng Giêng, mồng 5/5, rằm tháng 7 (dân tộc Kinh), Tết cổ truyền, lễ gầu tào (dân tộc Mông)... Một số người biết đọc, biết viết chữ viết cổ đã quan tâm sưu tầm, nghiên cứu, dịch thành sách hoặc tổng hợp thành những tập bài giảng, bài viết phục vụ cho đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội thảo, trao đổi, truyền cho nhau cách học, cách đọc, mở các lớp dạy chữ dân tộc cho cán bộ và nhân dân trong và ngoài huyện. Huyện cũng đã mở được 15 lớp dạy tiếng, chữ Thái, 2 lớp tiếng, chữ Mông, 2 lớp chữ nôm Dao cho 651 học viên. Hiện có trên 80 người đọc thông, viết thạo chữ dân tộc. Các nghề thủ công truyền thống được duy trì như nghề rèn truyền thống của dân tộc Mông, 4 nghệ nhân biết chế tạo nhạc cụ truyền thống, 2 xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Huyện mở được một lớp truyền dạy kỹ thuật chế tác khèn bè (nhạc cụ của dân tộc Thái) cho 30 học viên. Các trò chơi dân gian được bảo tồn như kéng lóng, tó lẻ, ném còn, kéo co, đẩy gậy… Huyện có 10 nghệ nhân biết khặp, hát đối, hát giao duyên thành thạo. Duy trì hoạt động của các đội văn nghệ xóm, bản và đã mở một lớp múa xòe Thái cho trên 100 học viên. Việc bảo tồn trang phục của các dân tộc được thể hiện thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống, trong các dịp cưới, lễ hội. Hiện nay, trang phục của các dân tộc còn được tạo thành những sản phẩm hàng hoá phục vụ khách tham quan du lịch trong và ngoài nước hoặc tham gia các gian hàng quảng bá sản phẩm. Hiện, huyện còn gần 3.000 khung cửi đang hoạt động với trên 4.000 người tham gia thêu ren, thêu hàng thổ cẩm. Bên cạnh đó trong nhân dân còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật như: những quyển sách Thái cổ; Luật Mường, lệ Mường (từ thế kỷ XVII, XVIII); dụng cụ săn bắt, hái lượm (ná - nỏ, hẻo - bẫy gà rừng, lang sày - cái đó, ớp, phứn lu - chài, sắm diến - dụng cụ bắt lươn); dụng cụ lao động (kiếu - liềm, nái - hái); trang phục (áo tin, áo cóm, váy); trang sức (sai soái - xà tích, poóc khò - vòng cổ, poóc khen - vòng tay bằng đồng, bạc); dụng cụ thầy mo (đáp - kiếm, hính tảy - bàn thờ); dụng cụ nấu nướng (khặp khoà - gắp rau, pàn - mâm mây); dụng cụ chế biến lương thực (lóng - cối giã bằng tay, moòng - cối giã bằng chân); tiền cổ (ngần kíp - tiền giấy, ngần hào - tiền xu cổ); chum sành của quan lang, chiêng đồng.... Đây được coi như những kỷ vật thiêng liêng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vừa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc… Đặc biệt đến nay, hầu hết các bản làng của người Thái, người Mường ở Mai Châu còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống với hơn 85% số hộ người Thái, người Mường ở nhà sàn…
Có thể khẳng định với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, nhân dân huyện Mai Châu đã và đang giữ gìn, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch nhằm giới thiệu tới bạn bè bốn phương những nét văn hoá giàu bản sắc của mảnh đất và con người nơi đây.
Hương Lan
(HBĐT) - Sau khi hòa bình lập lại, ở lứa tuổi biết đọc, biết viết, tôi được nghe một câu ca dao thời kháng chiến chống thực dân Pháp “Anh chừ đánh giặc nơi đâu/Chiềng Vang, Vụ Bản hay vào Trị Thiên?”... Câu ca dao đó lóe lên trong đầu tôi về những vùng đất thật xa xôi, thơ mộng. Tiếp đến là những tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu văn hoá dân gian trong các vùng mường của Đinh ân, Bùi Thiện, Quách Giao cứ ám ảnh, khêu gợi tính hiếu kỳ trong tôi hàng thập niên về vùng đất ấy, nhất là sau khi đọc tác phẩm “Hoa hậu xứ Mường” mà sau này gộp với vương quốc ảo ảnh thành tiểu thuyết “Đất Mường” của nhà văn Phượng Vũ.
(HBĐT) - Năm 2014, Sở LĐ -TB&XH triển khai thí điểm mô hình “Xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (BĐG)” tại 5 xã huyện Đà Bắc gồm: Tu Lý, Hào Lý, Toàn Sơn, Hiền Lương và thị trấn Đà Bắc. Mục đích chính của mô hình nhằm đưa các chủ trương, chính sách về BĐG vào trong hương ước, quy ước của thôn, làng, bản. Từ đó, giúp người dân có nhận thức đúng về BĐG và thực hiện các hành vi có chuẩn mực, văn hóa tại cộng đồng.
(HBĐT) - Trong những ngày hè, Trung tâm Thanh - thiếu niên tỉnh trở nên sôi động hơn bởi nơi đây đã trở thành địa chỉ khá quen thuộc của các bạn thiếu nhi thành phố. Nhằm phát hiện, ươm mầm tài năng, bồi dưỡng năng khiếu tạo điều kiện cho thanh - thiếu nhi tỉnh phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, mùa hè năm nay, Trung tâm Thanh thiếu niên (TTN) tỉnh đã mở 11 lớp năng khiếu với các lĩnh vực: ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật, TD-TT, năng khiếu thẩm mỹ... Có gần 600 học viên ở các lứa tuổi tham gia đăng ký học, trong đó, chiếm số lượng đông đảo nhất vẫn là các em lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt, các lớp về kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình, mỹ thuật, âm nhạc, các CLB sinh hoạt tiếng Anh dịp hè nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh.
Ðược phục dựng hơn 20 năm sau những ngày làm mưa làm gió sân khấu Việt Nam, vở diễn Bệnh sĩ của tác giả Lưu Quang Vũ đã trở lại đầy ấn tượng với sàn diễn Nhà hát kịch Việt Nam. Trước đó, Nhà hát kịch Hà Nội cũng có một Tháp đoạn hồn được đầu tư tiền tỷ, dưới bàn tay "phép thuật" của đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang. Thế nhưng, cả Bệnh sĩ lẫn Tháp đoạn hồn cũng không cứu nổi một nền sân khấu không có sức sống tự sinh cùng thời đại.
Hai hiện vật quý của triều Nguyễn là chiếc long sàng (giường của vua) và chiếc xe kéo thời vua Thành Thái được xem là độc bản và có giá trị rất cao cả mặt kỹ thuật, mỹ thuật lẫn văn hóa lịch sử, hiện đang lưu giữ tại Pháp và đã được đem ra đấu giá. Liệu Việt Nam, cụ thể là Thừa Thiên - Huế, vốn là nơi sở hữu các di sản của Triều Nguyễn để lại có mua được các hiện vật quý này để đưa về nước?
(HBĐT) - Đài TT - TH Lạc Thủy vừa tổ chức liên hoan tiếng hát măng non trên sóng truyền hình huyện năm 2014.