Hàng năm, huyện Lạc Thuỷ phối hợp tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ, tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân.
(HBĐT) - Phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã trở thành phong trào thi đua rộng khắp, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Không khí dân chủ được mở rộng, nhân dân phấn khởi hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, VH-XH, QP-AN; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Phong trào xây dựng làng văn hoá của huyện trong những năm qua đã góp phần tạo nên định hướng phấn đấu theo tiêu chí tích cực. Tạo ra những chuẩn mực văn hoá, nếp sống văn hoá thấm dần vào từng người dân, từng gia đình, từng tập thể. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, phát huy tốt truyền thống yêu quê hương đất nước, đoàn kết tương thân tương ái, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, loại bỏ dần phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Toàn huyện đã xây dựng được 158 tổ đội văn nghệ quần chúng, hàng trăm đội thể thao, câu lạc bộ sở thích với các hình thức hoạt động phong phú đa dạng. Để các đội văn nghệ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với nhau, hàng năm huyện tổ chức từ 2 – 3 hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, tổ chức 9 – 10 cuộc thi đấu thể thao và trên 500 buổi biểu diễn văn nghệ trên toàn huyện đã thu hút hàng vạn người tham gia, tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân.
Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, huyện Lạc Thủy đã huy động sức dân đóng góp ngày công, tiền của xây dựng nhà văn hóa, cổng làng, điểm vui chơi giải trí. Toàn huyện đã xây dựng được 113 nhà văn hoá, sân tập thể thao và các đội văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Với 16 đội thông tin lưu động, trên 75% nhà văn hóa xóm, khu dân cư có tủ sách pháp luật và tủ sách bạn đọc, các thiết chế văn hóa được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TD-TT của nhân dân.
Công tác phối hợp với các ngành thực hiện phong trào xây dựng làng văn hoá, cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá được triển khai đồng bộ và được đánh giá cao. UBMTTQ các cấp trực tiếp duy trì và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, việc bình xét hộ gia đình văn hoá gắn với các phong trào thi đua yêu nước và mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Các cơ quam đơn vị, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng làng văn hoá, xây dựng cơ quan xanh đẹp, đẩy mạnh phong trào văn hoá thể thao, phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đẩy mạnh phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng người cán bộ công chức thực sự “Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”. Công tác giáo dục – đào tạo được chú trọng đầu tư, đến nay 100% các xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non. Toàn huyện có 80,4% trường học đạt trường học văn hoá, trong đó có 19 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Bên cạnh đó các hội, đoàn thể đã vận động hội viên tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng làng văn hoá gắn với đặc thù của hội đã thu hút được đông đảo hội viên tham gia như: phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói - giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; Đoàn thanh niên vận động hội viên tham gia các mô hình câu lạc bộ gia đình trẻ biết làm giàu, câu lạc bộ tiền hôn nhân; Hội CCB tích cực vận động nhân dân và hội viên phát triển kinh tế xoá đói - giảm nghèo, có trên 75% Hội CCB cơ sở tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể và các hoạt động xã hội… Phong trào xây dựng làng văn hoá ở Lạc Thủy ngày càng phát triển sâu rộng, các bước triển khai, xây dựng được thực hiện chặt chẽ và chất lượng. Năm 2013, toàn huyện đã có trên 12.600 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ trên 70%; 80 làng, khu dân cư được công nhận văn hóa; 33 cơ quan và 37 trường học được công nhận văn hóa.
Từ những kết quả trên cho thấy phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cũng như việc xây dựng xóm phố văn hoá đã có tác động tích cực, tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh, an ninh chính trị được giữ vững, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế, xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng số lượng khách đến thăm quan du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu 147.340 lượt người. Trong đó có 37.952 lượt khách quốc tế, 109.388 lượt khách nội địa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tối 17-7 tại London, Bộ đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu (nhiệm kỳ 7-2014 – 7-2017) cho ông Bobby Chinn, quốc tịch New Zealand, một đầu bếp nổi tiếng.
(HBĐT) - Cơn mưa rào xua đi cái nắng hè, làm dịu không gian. Không khí sau cơn mưa trở nên mát mẻ thẩm thấu cơ thể con người. Những cơn mưa mùa hạ trong mát, rộn ràng đã đong vào những thân cây một nguồn sống dồi dào, mãnh liệt. Những thân cây, mầm cây cố vươn mình gom nắng, gom sương, gom nguồn nước ngọt chảy từng mương bai, chắt lọc qua từng ống nước để cho chiếc cõn ngày đêm cõng nước đổ về. Cả cánh đồng trên, đồng dưới no nước, cây lúa, luống khoai một màu tươi xanh. Trên trời, những cánh diều no gió mùa hạ bay cao trong nắng chiều nhạt. Trẻ con nghỉ hè về quê thăm ông, bà nội, ngoại theo bước chân lên nương, xuống suối tắm cơn mưa mùa hạ gội rửa những tâm hồn mát mẻ với quê hương.
(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng VH -TT huyện Cao Phong, từ đầu năm đến nay, huyện đón 68.078 lượt du khách đến thăm quan tại các điểm du lịch trên địa bàn. Trong đó, khách quốc tế có 1.467 lượt người; khách nội địa 66.611 lượt người. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 3,2 tỷ đồng.
(HBĐT) - Xác định rõ tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật (VHNT) là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Những năm qua, thực hiện Chương trình hành động số 18, ngày 13/4/2009 của BTV Tỉnh uỷ thực hiện NQ số 23, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”, lĩnh vực VHNT của tỉnh đã có bước chuyển biến rõ nét, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền VHNT Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như xây dựng nhân cách con người trong cuốc sống mới.
(HBĐT) - Từ xa xưa, các làn điệu dân ca được ví như là lời tâm sự, là phương tiện giao tiếp và tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của con tim, hát để biểu hiện tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của mình với mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. Ngày nay, khi kinh tế - xã hội ngày một phát triển, sự giao thoa giữa các nền văn hoá đã “lấn át” sức sống của dân ca trong đời sống tinh thần của người dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Trước thực trạng đó, ngành văn hoá huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, mô hình nhằm duy trì và phát triển làn điệu dân ca, dân vũ.