Những năm qua, đội văn nghệ quần chúng huyện Mai Châu đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái.

Những năm qua, đội văn nghệ quần chúng huyện Mai Châu đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái.

(HBĐT) - Xác định rõ tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật (VHNT) là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Những năm qua, thực hiện Chương trình hành động số 18, ngày 13/4/2009 của BTV Tỉnh uỷ thực hiện NQ số 23, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”, lĩnh vực VHNT của tỉnh đã có bước chuyển biến rõ nét, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền VHNT Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như xây dựng nhân cách con người trong cuốc sống mới.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực làm cơ sở phát triển sự nghiệp VHNT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. BTV Tỉnh uỷ đã coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý VHNT. Chỉ đạo Sở VH-TT&DL xây dựng quy hoạch tổ chức cán bộ quản lý ngành và kế hoạch phát triển giai đoạn 2010 – 2020. Trong 5 năm (2009 – 2013) tỉnh đã tổ chức 2 lớp cao đẳng, 1 lớp trung cấp quản lý văn hoá cho hơn 200 học viên là cán bộ văn hoá xã, phường; tổ chức 15 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ văn hoá cho trên 500 lượt cán bộ cơ sở; tạo điều kiện cho nhiều cán bộ theo học cao học, đại học chuyên ngành và cho trên 20 lượt con em các dân tộc trong tỉnh tham gia học các lớp đào tạo theo địa chỉ tại trường nghệ thuật Quân đội và đại học Văn hoá Hà Nội.

 

Ngoài ra, tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác VHNT thông qua việc cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên ngành, trại sáng tác, các cuộc liên hoan văn hoá văn nghệ, triển lãm khu vực và toàn quốc. Đồng thời, coi trọng bồi dưỡng tài năng trẻ bằng việc mở trại sáng tác văn học nhằm phát hiện nguồn và phát động cuộc thi sáng tác thơ, văn dành cho thanh thiếu nhi, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng tạo nguồn bổ sung vào đội ngũ hoạt động VHNT của tỉnh.

 

Là tỉnh có nền văn hoá đặc sắc, đa dạng nên các cấp uỷ, chính quyền trong  tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giữ gìn, phát huy và quảng bá nét đẹp truyền thống văn hoá các dân tộc. Nhất là chú trọng công tác định hướng các hoạt động sáng tác theo phương châm bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và lên án những tập tục lạc hậu, tiêu cực trong xã hội. Những năm qua, tỉnh ta đã từng bước quy tụ, khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm có sức cổ vũ, động viên nhân dân tích cực LĐSX, bảo vệ môi trường, xây dựng quê hương giàu đẹp và mở các cuộc triển lãm ảnh thời sự, nghệ thuật về đề tài phòng - chống ma tuý, ATGT; triển lãm tranh, ảnh về đất nước, con người, quê hương Hoà Bình cùng các tỉnh trong khu vực.

 

Với phương châm xã hội hoá các hoạt động văn hoá, gắn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống với thu hút đầu tư và du lịch, hiện trên địa bàn tỉnh đã có những địa chỉ văn hoá hấp dẫn, mang ý nghĩa, giá trị to lớn như Bảo tàng không gian văn hoá Mường, Trung tâm nghiên cứu văn hoá Thái Mai Châu… Đặc biệt, Sở VH-TT&DL đang khẩn trương hoàn tất các hồ sơ khoa học trình Bộ VH – TT&DL công nhận các di sản Mo Mường, Cồng chiêng và lịch Dol Mường.

 

Thực hiện Chương trình hành động của BTV Tỉnh uỷ, 5 năm qua, Hội VHNT tỉnh đã bền bỉ khắc phục khó khăn, thiếu thốn về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hoạt động để nỗ lực thực hiện có hiệu quả chức năng quy tụ, tập hợp giới văn nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu. Theo đó, Hội đã  tích cực, chủ động phối hợp với một số ban, ngành, đoàn thể phát động các cuộc thi sáng tác với nhiều chủ đề mang ý nghĩa thiết thực, cũng vì thế đã khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ trong tỉnh. Cụ thể, 5 năm qua, Hội VHNT tỉnh đã mở được 10 trại sáng tác tổng hợp, 30 trại sáng tác chuyên ngành thu hút trên 250 lượt hội viên; đã lựa chọn gần 100 lượt hội viên tham dự các trại sáng tác chuyên ngành T.Ư; 35 hội viên tham gia các lớp bồi dưỡng viết văn, nhạc, các cuộc hội thảo khu vực và toàn quốc. Nhiều chi hội đã mạnh dạn mở trại tại địa phương như: Trại sáng tác văn học tại Lạc Thuỷ, trại văn nghệ dân gian tại Tân Lạc, trại mỹ thuật tại TP Hòa Bình… Qua các trại sáng tác đã thu hút hàng trăm bản thảo, tác phẩm các loại hình. Nhiều tác phẩm ảnh, mỹ thuật đã được lựa chọn tham gia triển lãm tại khu vực. Bên cạnh đó, 5 năm qua, tỉnh ta đã có 180 tác phẩm VHNT được xuất bản. Có 62 tác phẩm đã đạt giải, trong đó tiêu biểu là những sưu tầm, nghiên cứu về văn hoá, phong tục tập quán dân tộc Mường.

 

Một kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình hành động số 18 của BTV Tỉnh uỷ là lĩnh vực văn nghệ quần chúng đã có sức hút mạnh mẽ đối với nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 2.000 đội văn nghệ quần chúng, hàng năm, tổ chức khoảng 80.000 đợt biểu diễn phục vụ trên 4 triệu lượt người xem. Đặc biệt, cùng với việc quan tâm mở các cuộc thi, liên hoan hoá văn, văn nghệ quần chúng, nhiều địa phương trong tỉnh đã coi trọng mở các lớp truyền dạy giá trị văn hoá truyền thống cho nhân dân như lớp dạy viết chữ Thái, chữ Mông, chữ Tày, chữ Dao; dạy múa, đánh cồng chiêng, hát dân ca, hát ru, hát đối hay mở rộng các loại hình CLB về thơ, VHNT, VHTT…

 

Với những kết quả thiết thực đã đạt được sau 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 18 của BTV Tỉnh uỷ đã đưa VHNT của tỉnh có những khởi sắc, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, khơi dậy niềm tin của nhân dân vào cuộc sống mới cũng như nuôi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp.

 

 

 

                                                                         Thu Hiền

 

 

Các tin khác

CLB “ Bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian” xóm Lục Đồi, xã Kim Bình (Kim Bôi) biểu diễn các làn điệu dân ca phục vụ khán giả địa phương.
Tiết mục hát tốp ca tại đêm giao lưu.
Định kỳ hàng năm, Trung tâm văn hóa TTN đều có các phần quà, học bổng dành tặng các em nhỏ có thành tích học tập tốt.
Không có hình ảnh

Trại hè thiếu nhi “Học làm người có ích” năm 2014

(HBĐT) - Trong 4 ngày, từ 8-11/7, tại Trung tâm hoạt động TTN diễn ra trại hè thiếu nhi Hòa Bình năm 2014 với chủ đề “Học làm người có ích”. Trên 100 thanh, thiếu niên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tham dự hội trại.

Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 296 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý, bảo vệ, trong đó có 46 di tích cấp quốc gia và 25 di tích cấp tỉnh đang được tu bổ, tôn tạo và từng bước phát huy giá trị...

Hiệu quả từ phong trào xây dựng làng văn hoá

(HBĐT) - Mai Châu có 22 xã, 1 thị trấn với 138 xóm, huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông... Xác định xây dựng làng văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện đã chú trọng tổ chức thực hiện.

Mít tinh, ra quân tuyên truyền cổ động phòng - chống ma túy năm 2014

(HBĐT) - Vừa qua, tại TP. Hà Tĩnh, Bộ TT&TT phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Bộ Công an và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ mít tinh, ra quân tuyên truyền cổ động phòng, chống ma túy; thi các xe tuyên truyền cổ động về phòng, chống ma túy; triển lãm ảnh về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy. Tham dự lễ mít tinh có Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố.

Góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

(HBĐT) - Nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBMTTQ tỉnh, MTTQ các cấp huyện Đà Bắc đã phối hợp với chính quyền, tổ chức thành viên vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, giữ vững ANTT-ATXH, nâng cao đời sống vật chất ,tinh thần cho nhân dân.

Sôi nổi phong trào xây dựng làng bản, khu dân cư văn hóa

(HBĐT) - Nhìn lại kết quả 5 năm thực hiện phong trào xây dựng làng văn hóa giai đoạn (2008-2013), BCĐ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Kim Bôi nhận định: Có sự đổi mới, sáng tạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện phong trào. Nhờ đó, phong trào đã có sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu, ngày càng có thêm nhiều làng, bản, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục