CLB “ Bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian” xóm Lục Đồi, xã Kim Bình (Kim Bôi) biểu diễn các làn điệu dân ca phục vụ khán giả địa phương.
(HBĐT) - Từ xa xưa, các làn điệu dân ca được ví như là lời tâm sự, là phương tiện giao tiếp và tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của con tim, hát để biểu hiện tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của mình với mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. Ngày nay, khi kinh tế - xã hội ngày một phát triển, sự giao thoa giữa các nền văn hoá đã “lấn át” sức sống của dân ca trong đời sống tinh thần của người dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Trước thực trạng đó, ngành văn hoá huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, mô hình nhằm duy trì và phát triển làn điệu dân ca, dân vũ.
Đồng chí Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Trung tâm VH - TT huyện Kim Bôi cho biết: Hiện, toàn huyện có 203/203 xóm, bản, tổ dân phố đã thành lập được đội văn nghệ quần chúng theo quyết định của UBND xã, thị trấn. Có thể nói, đây là một nỗ lực không chỉ của riêng ngành văn hoá mà là sự vào cuộc của các cấp, chính quyền và tổ chức đoàn thể đã quan tâm, đầu tư cho phong trào VHVN của địa phương. Mỗi đội văn nghệ gồm 15 - 20 thành viên là hội viên phụ nữ, CCB, đoàn viên thanh niên. Đội văn nghệ xóm đóng vai trò nòng cốt trong việc giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ. Nhiều đội văn nghệ đã thu hút được các nghệ nhân cao tuổi là những người am hiểu, thuộc nhiều làn điệu dân ca cổ của dân tộc Mường, Dao, Thái… và đã truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.
Nhằm tạo cơ hội cho các đội văn nghệ quần chúng có cơ hội giao lưu, học hỏi và thể hiện niềm đam mê với văn hoá nghệ thuật, hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp huyện được tổ chức 2 năm 1 lần đã thu hút đông đảo đơn vị tham gia. Các đội văn nghệ đại diện cho 28 đơn vị xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã mang đến mầu sắc phong phú, đa dạng cho hội diễn. Các làn điệu dân ca như hát đối, thường đang - bộ mẹng, hát giao duyên hay các điệu múa truyền thống được tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn. Thông qua hội diễn cũng đã đánh giá được sự phát triển của phong trào VHVN quần chúng, nhiều năm gần đây, các đơn vị xã Hạ Bì, xã Kim Bình và thị trấn Bo luôn dẫn tốp đầu tại kỳ hội diễn cấp huyện. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn, các hội đoàn thể cũng tổ chức được hàng chục hội diễn, đêm giao lưu VHVN chào mừng các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn trong năm.
Vừa qua, tại xóm Lục Đồi, Hội phụ nữ xã Kim Bình phối hợp với Trung Tâm hoạc tập cộng đồng, MTTQ và các đoàn thể xã tổ chức lễ ra mắt CLB “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian” dân tộc Mường. Với 22 thành viên là hội viên phụ nữ và hội người cao tuổi xóm Lục Đồi. Câu lạc bộ được thành lập nhằm thu hút và tạo điều kiện phát triển khả năng, kỹ năng văn hóa, văn nghệ cho những người đam mê với các làn điệu hát ru, hát dân ca dân tộc mường. Đồng thời, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc Mường nói riêng.
Đặc biệt, trong năm 2012, 2013, Trung tâm VH - TT đã phối hợp với trường phổ thông DTNT huyện mở lớp dạy cồng chiêng cho học sinh vào các ngày thứ 5 hàng tuần. Lớp học đã truyền dạy những nội dung cơ bản như: những lý thuyết cơ bản về cồng chiêng, cách sử dụng cồng chiêng, các điệu hát múa truyền thống, mừng đón khách, diễn tấu… Đây cũng là cơ hội để các thanh thiếu niên có điều kiện tiếp cận văn hóa cồng chiêng một cách bài bản, qua đó có khả năng biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ hội của xóm, bản nhằm kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 296 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý, bảo vệ, trong đó có 46 di tích cấp quốc gia và 25 di tích cấp tỉnh đang được tu bổ, tôn tạo và từng bước phát huy giá trị...
(HBĐT) - Mai Châu có 22 xã, 1 thị trấn với 138 xóm, huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông... Xác định xây dựng làng văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện đã chú trọng tổ chức thực hiện.
(HBĐT) - Vừa qua, tại TP. Hà Tĩnh, Bộ TT&TT phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Bộ Công an và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ mít tinh, ra quân tuyên truyền cổ động phòng, chống ma túy; thi các xe tuyên truyền cổ động về phòng, chống ma túy; triển lãm ảnh về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy. Tham dự lễ mít tinh có Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBMTTQ tỉnh, MTTQ các cấp huyện Đà Bắc đã phối hợp với chính quyền, tổ chức thành viên vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, giữ vững ANTT-ATXH, nâng cao đời sống vật chất ,tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Nhìn lại kết quả 5 năm thực hiện phong trào xây dựng làng văn hóa giai đoạn (2008-2013), BCĐ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Kim Bôi nhận định: Có sự đổi mới, sáng tạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện phong trào. Nhờ đó, phong trào đã có sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu, ngày càng có thêm nhiều làng, bản, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa.
(HBĐT) - Theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM có 19 tiêu chí, trong đó có 2 tiêu chí về văn hoá (tiêu chí 16) và tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí 6). Đây được coi là một trong những tiêu chí khó mà nhiều xã của huyện Yên Thuỷ vẫn nỗ lực thực hiện với đích đến là xây dựng xã đạt chuẩn văn hoá NTM trong thời gian qua.