(HBĐT) - Cơn mưa rào xua đi cái nắng hè, làm dịu không gian. Không khí sau cơn mưa trở nên mát mẻ thẩm thấu cơ thể con người. Những cơn mưa mùa hạ trong mát, rộn ràng đã đong vào những thân cây một nguồn sống dồi dào, mãnh liệt. Những thân cây, mầm cây cố vươn mình gom nắng, gom sương, gom nguồn nước ngọt chảy từng mương bai, chắt lọc qua từng ống nước để cho chiếc cõn ngày đêm cõng nước đổ về. Cả cánh đồng trên, đồng dưới no nước, cây lúa, luống khoai một màu tươi xanh. Trên trời, những cánh diều no gió mùa hạ bay cao trong nắng chiều nhạt. Trẻ con nghỉ hè về quê thăm ông, bà nội, ngoại theo bước chân lên nương, xuống suối tắm cơn mưa mùa hạ gội rửa những tâm hồn mát mẻ với quê hương.
Cơn mưa mùa hạ, vườn cam, vườn quýt xanh chín vàng mùa màng bội thu. Nông thôn đường sá bê tông cơn mưa xuống đường làng, ngõ xóm được rửa sạch có đâu cảnh bùn lầy, nước đọng xưa kia. Những gương mặt nhà nông dù lam lũ, nhọc nhằn nhưng niềm vui rạng rỡ của một nông thôn ngày càng đổi mới mà nhớ câu ca: “Đầu mùa cây lúa lên đòng / Cánh diều no gió lượn vòng nghiêng nghiêng / Thầm thương cò trắng lỡ duyên / Chiều chiều chở nắng qua miền nhớ thương”.
Đầu mùa hạ, chúng tôi có chuyến về miền Trung Quảng Bình. Đến Đồng Hới, đêm về bên sông Nhật Lệ, gió từ dòng sông thổi vào xua đi cái nóng của gió phơn với chang chang cồn cát. Trên đường đi, thỉnh thoảng gặp cơn mưa mùa hạ chợt đến, chợt đi của vùng khí hậu miền Trung. Đêm mùa hạ nằm ở Đồng Hới, thành phố bên sông Nhật Lệ vẫn lung linh hình ảnh mẹ Suốt chèo đò bất chấp gian nan đưa bộ đội qua sông dưới mưa bom, bão đạn.
Ngày mùa hạ, có nắng, có mưa, chúng tôi đến Vũng Chùa, nơi yên nghỉ của vị tướng huyền thoại. Suốt con đường mới mở chạy dài khoảng 5km, dọc hai bên đường các hàng bày bán hoa cúc vàng, hương thơm và ảnh Đại tướng phong phú về dáng, kích cỡ. Cái nắng mùa hạ không ảnh hưởng đến tấm lòng của người dân mọi miền trên đất nước, kể cả đồng bào ta ở nước ngoài về ngưỡng mộ. Tất cả kính cẩn thắp nén hương thơm, chỉnh trang quần áo cúi đầu trước mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tấm lòng thành kính. Trong niềm kính trọng, tâm linh, mỗi người con đất Việt mãi mãi tri ân vị Đại tướng tài ba.
Đến Vũng Chùa một sáng mùa hạ, nhìn ra biển Đông, màu nước xanh, đảo Yến như một viên ngọc nằm trong lòng Vũng Chùa. Gió từ biển xanh mang hơi mát của biển vào đất liền nơi yên nghỉ của Đại tướng. Trong gió biển Đông rì rào sóng vỗ, rừng cây xào xạc như nghe lời tiền nhân nhắn gửi giữ vững biển trời sông nước Tổ quốc, quê hương. Trước Vũng Chùa, vùng đất linh thiêng, biển Đông mênh mông xanh biếc dạt dào sóng nước mà lòng mỗi người lại dấy lên nỗi hờn căm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, đem tàu quân sự, máy bay làm biển Đông dậy sóng. Đâu đây trên làn sóng của chiếc đài bán dẫn của một nữ du khách đang cất lên: “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà” thúc giục mọi người gửi tình cảm đến những người đang đối mặt với bọn bành trướng xâm lấn.
Cơn mưa mùa hạ trên đất miền Trung chợt đến, chợt đi làm cho lòng người lữ hành xao xuyến theo cơn mưa. Rời Quảng Bình, vượt đèo Ngang lại nhớ đến bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà huyện Thanh Quan, da diết lời thơ của buổi xế chiều: “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc / Thương nhà mỏi miệng cái da da”. Đến ngã ba Đồng Lộc, một màu xanh của thông, màu xanh đắm đuối, màu xanh lấp lánh ánh vàng của nắng hạ vùng đất Hà Tĩnh quê ta.
âm u dưới vòng cây xanh là 10 ngôi mộ, 10 cô gái thanh niên xung phong đều quê Hà Tĩnh mà nhớ câu hát “đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”. Trên mộ các chị, các o, người đến viếng đã kính cẩn đặt lên hoa trái, nón lá, gương, lược và những chùm bồ kết.
Người đến hôm nay có một tấm lòng muốn các chị, các o vẫn gội đầu, soi gương, chải tóc. Mọc cao lên giữa 10 ngôi mộ có cây bồ kết mà nhà thơ Vương Trọng, đồng hương đã có lời thỉnh cầu:
Ngày bom vùi tóc tai còn bết đất
Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc đây vài cây bồ kết
Hương chia đều cho hư ảo khói nhang.
Cúi đầu kính cẩn trước vong linh 10 chị, 10 o thanh niên xung phong khói hương thơm phảng phất mà mãi vương vấn người về. Chiều mưa hạ, về đến Yên Thủy lại gặp trận mưa, trên đường Hồ Chí Minh bằng phẳng láng nước mặt đường đen lánh. Cánh đồng ngô, khoai, lạc xanh một màu mát mắt. Đến quê hương mình rồi, đoàn hơn 30 người về đến Yên Thủy coi như về đến nhà mà cảm xúc dâng trào. Một chặng đường đi hơn 3 ngày học được nhiều điều để cùng nhau củng cố niềm tin trước tình hình mới với tinh thần “dị bất biến, ứng vạn biến” để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng đất nước.
Cơn mưa mùa hạ đã tưới mát tâm hồn của người yêu quê.
Tùy bút của Văn Song
(HBĐT) - Có dịp tham gia khai mạc trại hè “Trải nghiệm văn hóa” năm 2014 do Trung tâm văn hóa TTN tổ chức mới cảm nhận được niềm hân hoan, vui sướng của các em thiếu nhi khi tham gia vào các hoạt động ngoại khoá. Không cầu kỳ trong trang trí, không khuôn mẫu trong hình thức tiếp cận... hơn 300 thiếu niên - nhi đồng ngồi sát bên nhau, khoảng trống trước mặt biến thành sân khấu của những ca sỹ, beat box, dancer... không chuyên. Nụ cười rạng rỡ hòa trong các hoạt động liên hoan văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, chơi trò chơi dân gian... tất cả đã xóa nhòa mọi khoảng cách giữa những em nhỏ. Đây cũng chính là thành công lớn của Trung tâm văn hóa TTN, từ đó, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho thiếu nhi trong dịp hè.
(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác lễ hội - du lịch năm 2014.
(HBĐT) - Trong 4 ngày, từ 8-11/7, tại Trung tâm hoạt động TTN diễn ra trại hè thiếu nhi Hòa Bình năm 2014 với chủ đề “Học làm người có ích”. Trên 100 thanh, thiếu niên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tham dự hội trại.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 296 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý, bảo vệ, trong đó có 46 di tích cấp quốc gia và 25 di tích cấp tỉnh đang được tu bổ, tôn tạo và từng bước phát huy giá trị...
(HBĐT) - Mai Châu có 22 xã, 1 thị trấn với 138 xóm, huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông... Xác định xây dựng làng văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện đã chú trọng tổ chức thực hiện.
(HBĐT) - Vừa qua, tại TP. Hà Tĩnh, Bộ TT&TT phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Bộ Công an và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ mít tinh, ra quân tuyên truyền cổ động phòng, chống ma túy; thi các xe tuyên truyền cổ động về phòng, chống ma túy; triển lãm ảnh về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy. Tham dự lễ mít tinh có Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố.