Một tiết mục biểu diễn tại chương trình nghệ thuật Sắc xuân Ất Mùi 2015.
(HBĐT) - Tối 18/2 (tức 30 Tết), tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH, TT&DL phối hợp với Công an tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015.
Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại được diễn ra như: Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9… Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức ở cơ sở để cổ động cho các phong trào thi đua cũng như tuyên truyền cho các ngày kỷ niệm. Theo đó, Chương trình nghệ thuật Sắc xuân tổ chức vào đêm giao thừa là hoạt động thường niên nhằm phục vụ công chúng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào đón năm mới. Chương trình gồm 15 tiết mục ca, múa nhạc với nội dung mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới và ca ngợi quê hương, đất nước. Các tiết mục được luyện tập, dàn dựng kỹ lưỡng mang đến cho khán giả cùng toàn thể nhân dân chương trình nghệ thuật có chất lượng và đậm bản sắc dân tộc.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Trong nắng đầu xuân, người dân vùng Mường Kỳ Sơn lại nô nức cùng nhau trẩy hội. Hội xuân Kỳ Sơn hàng năm được tổ chức luân phiên giữa các vùng, xã đã mang đến không khí tươi vui, phấn chấn cho nhân dân hướng đến một năm mới nhiều may mắn, tốt lành.
(HBĐT) - Trong câu hát cổ xưa của người Việt gói ghém khá nhiều phong tục dịp Tết cổ truyền: “Thịt muối dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Cây nêu ngày Tết giờ ít thấy ở những chốn thị thành đông đúc nhưng tại nhiều địa phương trong tỉnh như Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, nhân dân các dân tộc Mường, Kinh vẫn lưu giữ phong tục này với ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh trong năm cũ và cầu mong một năm mới tốt lành.
(HBĐT) - Bản Mường xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vui náo nức trong ngày hội mùa xuân. Chúng tôi cảm nhận điều đó khi đi trên con đường bê tông trải rộng, thoáng đãng, thẳng băng tìm về nơi được xem là làng cổ xưa nhất của xứ sở Mường Bi xinh đẹp. Đây là nhịp cầu kiên cố bắc qua con suối hiền hòa chảy róc rách đêm ngày, kia là những chân ruộng mướt xanh màu của lúa, rau, ngô, sắn. Những ngôi nhà sàn còn sót lại theo lối kiến trúc của người Mường cổ nằm yên bình dưới bóng mát của rặng tre và những tán cau. Người già cười ngất ngư xem lũ trẻ trong xóm chạy quanh đụn rơm khô chơi trò đuổi bắt, chị em phụ nữ tập trung ở sân nhà văn hóa múa, hát, đánh cồng chiêng… Tất cả gợi lên nhịp xuân phơi phới trên bản Mường.
Kiểm tra ráo riết, phối hợp liên ngành trong việc quản lý lễ hội năm 2015, đặc biệt đối với các hiện tượng gây nhức nhối nhiều năm nay như đặt tiền lẻ, tăng giá dịch vụ… là những việc mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng thực hiện ngay từ trước khi mùa lễ hội bắt đầu.
(HBĐT) - Năm nay tôi định đưa mẹ đi may bộ áo dài đẹp để mặc trong dịp Tết và thỉnh thoảng đi ăn cưới con cháu hoặc liên hoan văn nghệ trong KDC nhưng mẹ thích may bộ váy Mường truyền thống. Thế là sau khi đi hỏi một vài địa chỉ chuyên may trang phục dân tộc, mẹ con tôi đã chọn may được cho mình bộ trang phục truyền thống khá ưng ý. Những bộ trang phục dân tộc được may khéo léo trên nền cơ bản của truyền thống kết hợp với cách tân.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.