(HBĐT) - Sự biến đổi mo lễ tang của người Mường trong quá khứ và thời đương đại, diễn ra theo hai phương thức.
Từ hàng nghìn năm trước đến đầu thế kỷ XX, mo lễ tang được bảo tồn phát huy và kế thừa - phát triển chậm, bằng phương thức truyền thống: truyền ngôn, truyền điệu. Vì thời đó chưa có chữ viết và khi đã sử dụng chữ viết ghi lại toàn bộ các nôổ mo, lóong mo. Các ông mo vẫn chỉ sử dụng duy nhất một phương thức truyền ngôn, truyền điệu để hành lễ.
Cũng phải tùy hoàn cảnh của gia chủ có người quá cố mà mời từ 1 - 3 ông mo. Mo cả, mo phụ hành lễ. Dưới sự dẫn dắt của mo cả, các mo phụ và các nhạc công, các nàng dâu múa, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Mo cả lên tiếng hát một, hai câu mo (như hình thức lĩnh xướng) mo phụ hát, nhạc công, các nàng dâu múa, phối âm, phối điệu.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Thiện, người Mường có dung lượng mo từ 86 - 115 loóng mo và gần 38.000 câu thơ mo đã định hình, định bộ (loóng) mo truyền thống. Cũng tùy điều kiện, hoàn cảnh gia đình, họ tộc của người quá cố các ông mo còn luôn phải ứng tác (sáng tác) thêm nhiều nội dung, câu thơ mới ngay khi hành lễ.
Mo còn thực hiện nhiều nghi thức, lễ thức và sử dụng các khí lễ “thiêng” như túi khót, kiếm, cờ, chuông nhỏ, quạt để hành lễ. Phối hợp với mo hành lễ còn có các nội dung, hình thức, tốp nhạc tấu những bản nhạc lễ; các nàng dâu múa “quạt ma”. Với tâm thức thành kính, quạt cho hồn ma được mát mẻ, bình an khi gia đình dâng cơm, dâng rượu, dâng hương cho hồn ma người thân trong suốt thời gian tang lễ.
Sự biến đổi và ứng dụng mo lễ tang theo phương thức trình tấu, trình diễn truyền miệng, truyền điệu trong quá khứ và thời đương đại diễn ra, phụ thuộc vào những hoàn cảnh, điều kiện, nhu cầu của gia đình người quá cố và luật tục của cộng đồng người Mường. Cũng phụ thuộc vào các ông mo với khả năng phản ánh, tái tạo, trên truyền thống thần thoại, tín ngưỡng và thực tiễn lịch sử, văn học nghệ thuật, lễ hội, phong tục, tập quán, hoạt động đời sống của người dân vùng miền khác nhau.
Phương thức thứ hai là văn bản hóa các công trình sưu tầm, biên dịch và nghiên cứu đã và đang được quan tâm.
Năm 1926 P.gossin một người Pháp đã giới thiệu sơ qua mo Mường dưới dạng cổ tích bằng tiếng Pháp, được dịch sang tiếng Việt. Đến năm 1906 J Cuisimê, người Pháp tiếp tục đề cập đến mo Mường, trong công trình nghiên cứu địa lý nhân văn và xã hội học người Mường (Les Mường) cũng bằng tiếng Pháp được dịch sang tiếng Việt.
Nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước đã sưu tầm, biên dịch và bước đầu nghiên cứu mo lễ tang của người Mường như: Đặng Văn Lung, GS Trần Từ, GS Phan Ngọc, GS.TS Phan Đăng Nhật, Quách Dao, Trương Diễn, Đinh ân, Vương Anh, ThS Bùi Kim Phúc, Bùi Huy Vọng...
Mo sử thi dân tộc Mường là bộ sách bách khoa khổng lồ ở thời cổ xưa và của Việt
Mo đã tạo nên một bản trường ca bất hủ, hàng chục vạn câu thơ. Tích lũy vào đấy gần như đầy đủ các thần thoại, anh hùng ca văn hóa, lịch sử xã hội con người và muôn vật.
Những nghi thức, lễ thức tâm linh; sự yêu thương, kính cẩn đối với người thân quá cố. Qua những loóng mo, tình cảm của người biết mình phải vĩnh viễn ra đi về với tổ tiên. Hồn ma đau đớn chia tay con cháu, bà con thân hữu, làng xóm với tâm thức nặng nề, bịn rịn.
Hiếm thấy ở đâu có được những vần thơ day dứt, thấm sâu vào tâm thức con người như ở mo Mường. Mo đã dẫn dắt con người đi vào một xã hội tươi đẹp. ở đó tính tự giác, tự trọng và đầy trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, dân tộc, quốc gia.
Mo Mường là cơ tầng văn hóa, phản ánh lý tưởng dân tộc theo phương thức truyền miệng, truyền điệu và từ đầu thế kỷ XX đã từng bước. Mo Mường được văn bản hóa. Mo Mường là một giá trị tinh túy, hồn cốt, sâu sắc tinh thần nhân nghĩa, nhân bản mà xã hội cổ xưa và đương đại cũng mong muốn bảo lưu - phát huy, kế thừa - phát triển. Rất tiếc mo Mường đang có những biến đổi mai một, mất mát. Đặc biệt là phương thức trình tấu, trình diễn truyền khẩu, truyền điệu ở mo lễ tang. Các ông mo thường vẫn vận dụng các thần linh ma thiêng, quỷ độc để quan trọng hóa những nội dung, hành động lễ thức mo của mình là một hạn chế, căn nguyên tạo nên hủ tục.
Thời gian cho mo lễ tang cũng càng ngày càng hạn chế. Các ông mo ở mỗi vùng miền lại tồn tại những khác biệt về âm điệu của ngôn ngữ, về phương thức trình diễn, trình tấu và trên thực tế thì chưa có ông mo nào có thể thuộc lòng hết được tất cả các nội dung, chương thức đồ sộ của mo Mường, một bộ sách bách khoa khổng lồ như vậy. Do đó, sử dụng nội dung, chương thức nào, lược bớt những nội dung, chương thức nào để ứng dụng cho phù hợp với thời đương đại là việc đang tạo nên khó khăn, lúng túng cho các ông mo và gia đình thân chủ người quá cố.
Những hạn chế tiêu cực như vậy, các học giả, nhà nghiên cứu có nêu ra nhưng chưa định luận được cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho việc khắc phục, hạn chế những tiêu cực. Đó là những đòi hỏi mang tính cấp thời, cấp thiết.
Chúng ta mong những cuốn sách đồ sộ về mo Mường sớm được phân nhỏ ra từng phần, từng loóng rồi xuất bản, phát hành đến tay các ông mo, nhà nghiên cứu và đa số người dân để phát huy, ứng dụng vào thời đương đại, góp phần xây dựng, phát triển bền vững dân tộc, quốc gia.
NSƯT Bùi Chí Thanh
(SN 117, tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)
(HBĐT) - Nhân ngày Sách Việt Nam 21/4, ngày 18/3, tại trường THCS Yên Nghiệp, BCĐ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” huyện Lạc Sơn và Sở GD&ĐT đã phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn hoá đọc năm 2015.
(HBĐT) - Từ năm 2000 du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu mới bắt đầu hình thành thì các sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái Mai Châu cũng được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, từ đây tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển.
(HBĐT) - Trong đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Ất Mùi năm 2015, bên cạnh những tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước của 21 đội văn nghệ của KDC và các đơn vị đứng chân trên địa bàn, các đại biểu và người dân hào hứng với phần trình diễn của đội cồng chiêng, CLB dân ca Mường của các xóm trên địa bàn xã. Các chị em trong trang phục dân tộc Mường truyền thống rực rỡ sắc màu, tay cầm chiêng đánh lên những làn điệu âm vang lay động lòng người.
(HBĐT) - Ngày 17/3, Sở VH, TT & DL đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại đền Chúa Thác Bờ. Đây là công tác phối hợp thường xuyên được 2 ngành thực hiện nhằm nâng cao ý thức của các chủ đền, chùa, chủ thuyền du lịch chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, an toàn giao thông đường thủy.
(HBĐT) - Bộ VH-TT&DL vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015.
(HBĐT) - Sáng 15/3, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề: “Em yêu quê hương và biển đảo Việt Nam”.