Có ai nói rằng tôi yêu phong lan, hồ điệp, tuylip, hoa hồng, hoa ly..., những loài hoa đài các, kiêu sa có cả hương lẫn sắc. Nhưng với tôi, cứ vào độ cuối xuân, khi những loài hoa làm xao xuyến những tâm hồn đa cảm như hoa gạo, hoa bưởi, hoa xoan sắp tàn, trong tôi lại cháy lên một nỗi nhớ như một sự tiếc nuối thì đúng hơn: đó là mùa hoa cải cúc, mùa hoa của tuổi xuân thì.

 

Tháng năm tuổi thơ, tôi sống ở một làng ven sông, sau những buổi học, tôi theo mẹ ra bến sông bạt ngàn bến bãi. Tôi đứng trên con đê ngoằn ngoèo nhìn dòng sông, bờ bãi. Đầu óc non nớt của tôi chỉ thấy bao la và thấy mình bé nhỏ, tôi chạy thỏa thuê đuổi theo bóng nắng. Những bông hoa cỏ bám đầy mảnh quần cộc của tôi, dòng sông hiền hòa ôm trọn lòng tôi. Tôi thấy lòng mình rộn rã thủa hồn nhiên.

 

Những bước chân bé nhỏ của tôi chạy chán rồi ra chỗ mẹ, mẹ vẫn đang gánh nước tưới những luống cải xanh non, cải vừa là cho rau, vừa cho hoa đẹp. Tôi thích những bông hoa dại mùa xuân, chúng nhỏ bé, khiêm nhường mà cũng vô cùng mạnh mẽ, mưa xuân tưới tắm khắp ruộng đồng, bến bãi, những bông hoa dại cũng đủ sắc màu trắng, vàng, tím, đỏ bé xíu cùng vươn mình trong nắng mai  xen với biển vàng cải cúc của mẹ tôi. Mẹ đã hái tỉa hết những lứa cải cúc xanh non đem chợ bán. Mẹ hiểu rất tường tận về loài rau này: cải cúc hay còn gọi là rau tần ô có nhiều tác dụng chữa bệnh và ăn rất lành. Tôi chả hiểu ăn lành là thế nào nhưng sau đọc báo tôi biết rau cải cúc chứa nhiều năng lượng và vitamin quan trọng trong bữa ăn. Rau cải cúc còn có thể làm được thuốc chữa bệnh như: ho ở trẻ em, đau mắt, đau đầu, giải cảm, tì vị ăn uống không tiêu, hạ huyết áp, đặc biệt chữa được thiếu sữa sau sinh... Xưa mẹ tôi sinh chúng tôi thời đó còn khó khăn, chả có gì bồi dưỡng, bữa ăn may ra được quả trứng gà là sang và rau hái vườn nhà. Thật trùng hợp là mấy chị em tôi mẹ đều sinh vào mùa xuân, chắc mẹ ăn nhiều rau cải cúc nên nuôi mấy chị em tôi đều sẵn sữa, đứa nào cũng hay ăn, chóng lớn. Vậy là cải cúc đã ngấm vào dòng sữa nuôi lớn chúng tôi.

 

Mùa hoa vào cuối tháng 3 thật rực rỡ, tôi đã quên đi những cây rau xanh non hôm nào, bây giờ là một biển vàng hoa cúc, không chỉ mảnh vườn của mẹ ra hoa mà cả bãi sông ngập trời hoa nắng. Cùng với gió xuân, nắng xuân, hoa đang rung rinh đua vàng với nắng. Những bông hoa vàng tươi nhị vàng cánh trắng mỏng manh như mặt trời nhỏ, như những gương mặt thân quen đang tỏa nắng tươi cười. Thủa nhỏ đã bao lần tôi chạy len lỏi như thế trong những luống hoa mà đùa vui, cùng lũ bướm rập rờn, phấn khởi. Những mùa hoa yên bình cứ thế trôi đi. Dòng sông lại ồn ào uốn mình tạm biệt mùa xuân để mênh mông, sôi sục khi hạ về. Những chân trời hoa nắng vào hạt để mẹ gom hạt giống cho mùa sau. Bãi bờ rồi sẽ không còn ngô, khoai, không còn ngập trời hoa cải mà là đỏ rực nước phù sa ấm nồng. Dòng sông miệt mài gom góp phù sa để mùa sau lại được hóa thân vào xanh non cây, lá và rực vàng những mùa hoa, rực vàng hoa cải cúc thân thương. Những bông hoa như mặt trời bé con thuần khiết, mộc mạc góp chút sắc màu cho những cuộc đời lam lũ!

 

Nắng gió cuối mùa xuân đang mơn man, trốn tìm trên những đợt sóng vàng hoa cải cúc. Màu vàng trong trẻo trong cái nắng tinh khôi của mùa xuân. Tôi đã lớn và liên tưởng cải cúc như những cô gái vùng đất bãi ven sông má ửng hồng ngọt tươi sắc nắng đang cười.

 

Nay lại mùa hoa cải cúc đang xuân, có nhiều cô, cậu nam nữ đang len vào những luống hoa và những chiếc điện thoại đời mới, nhiều chấm để chụp ảnh. Họ cũng thanh xuân, muốn lưu giữ tuổi xanh cùng mùa hoa ở lại, có thể họ không quan tâm nhiều đến nỗi vất vả, cực nhọc của những người vun trồng, tưới tắm cho những mùa hoa thắm sắc bên sông. Mẹ đã và sẽ vẫn đang gieo những mùa xuân rực rỡ. Trước mắt tôi là ngập tràn sắc xuân, những bướm, ong rộn ràng cũng không quên cần mẫn lo công việc. Dáng mẹ tôi khuất dần phía cuối bãi  chìm dần và nhỏ lại trên bạt ngàn hoa. Mùa hoa thì rực rỡ còn mẹ tôi vẫn cười và xếp dần thêm những dấu chân chim trên khóe mắt. Cải cúc nở hoa báo hiệu mùa xuân sắp hết. Tôi nghe như nuối tiếc, nhẩm một mình: những mùa xuân đi qua và cải cúc đã nở vàng hoa.

 

 

 

 

Tản văn của Nguyễn Thị Hải Yến

(Trường THCS Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)

 

 

Các tin khác

Các thí sinh tham gia trình diễn trang phục dân tộc.
Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tuyên dương 9 cán bộ đoàn xuất sắc tiêu biểu trong công tác đoàn và thanh niên năm 2014 - 2015.
Quang cảnh hội nghị.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao giấy khen cho các đơn vị, trường học có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động tại thư viện nhà trường.

Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu phát triển thương hiệu

(HBĐT) - Từ năm 2000 du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu mới bắt đầu hình thành thì các sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái Mai Châu cũng được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, từ đây tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển.

Xã Mông Hóa bảo tồn văn hóa cồng chiêng và dân ca Mường

(HBĐT) - Trong đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Ất Mùi năm 2015, bên cạnh những tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước của 21 đội văn nghệ của KDC và các đơn vị đứng chân trên địa bàn, các đại biểu và người dân hào hứng với phần trình diễn của đội cồng chiêng, CLB dân ca Mường của các xóm trên địa bàn xã. Các chị em trong trang phục dân tộc Mường truyền thống rực rỡ sắc màu, tay cầm chiêng đánh lên những làn điệu âm vang lay động lòng người.

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại khu du lịch Đền Chúa Thác Bờ

(HBĐT) - Ngày 17/3, Sở VH, TT & DL đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại đền Chúa Thác Bờ. Đây là công tác phối hợp thường xuyên được 2 ngành thực hiện nhằm nâng cao ý thức của các chủ đền, chùa, chủ thuyền du lịch chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, an toàn giao thông đường thủy.

Tỉnh ta được hỗ trợ 500 triệu đồng để phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em

(HBĐT) - Bộ VH-TT&DL vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015.

109 học sinh thi vẽ tranh “Em yêu quê hương và biển đảo Việt Nam”

(HBĐT) - Sáng 15/3, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề: “Em yêu quê hương và biển đảo Việt Nam”.

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội để phát triển ngành du lịch

(HBĐT) - Sau Tết, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách thập phương. Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với các lễ hội truyền thống độc đáo. Trong những năm qua, việc bảo tồn, phát triển các lễ hội văn hóa gắn với du lịch đang được tỉnh quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH -TT&DL.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục