Bà Nguyễn Thị Bảy (ngồi giữa), Đội trưởng đội cồng chiêng xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) hướng dẫn cách đánh chiêng cho các cháu nhỏ.
(HBĐT) - Trong đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Ất Mùi năm 2015, bên cạnh những tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước của 21 đội văn nghệ của KDC và các đơn vị đứng chân trên địa bàn, các đại biểu và người dân hào hứng với phần trình diễn của đội cồng chiêng, CLB dân ca Mường của các xóm trên địa bàn xã. Các chị em trong trang phục dân tộc Mường truyền thống rực rỡ sắc màu, tay cầm chiêng đánh lên những làn điệu âm vang lay động lòng người.
Góp mặt trong chương trình, bà Nguyễn Thị Bảy, Đội trưởng đội cồng chiêng xóm Dụ 6 tâm sự: Được tham gia biểu diễn cồng chiêng, dân ca Mường - giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đến mọi người, tôi và các chị em trong đội rất vui. Tôi thích cồng chiêng từ hồi nhỏ. Lớn hơn một chút, tôi đã theo bà, theo mẹ đến lễ hội có cồng chiêng do xóm, xã tổ chức và nhẩm theo các làn điệu chiêng.
Đội cồng chiêng của xóm Dụ 6 được thành lập từ năm 2009 với 12 người, đủ 1 bộ cồng chiêng của dân tộc Mường. Mới đầu, đội cồng chiêng của chúng tôi được luyện tập bài bản với sự hướng dẫn của 2 chị em nghệ nhân Nguyễn Thị Thoa và Nguyễn Thị Sinh, năm nay đã ngoài 60 tuổi. Hai bà đã truyền dạy cho đội những làn điệu chiêng cổ như: gọi bạn, bông trắng, bông vàng, Mường Cời... Sau đó, phong trào ngày càng phát triển với đông đảo chị em trong xóm tham gia. Đến năm 2013, một lớp cồng chiêng được mở với 30 học viên tham gia. Hiện nay, đội cồng chiêng của xóm có 17 người thường xuyên hoạt động. Trong năm, ở xóm, xã, huyện có sự kiện chính trị, ngày lễ, Tết hoặc khu du lịch sinh thái Cao Vàng mời là đội tham gia biểu diễn.
Chị Nguyễn Thị Xuân, công chức văn hoá - xã hội, UBND xã Mông Hóa phấn khởi cho biết: Từ chỗ cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường có nguy cơ bị mai một. Hiện nay, điều đáng đáng mừng là hầu hết chị em trong xã đều biết đánh cồng chiêng và hát dân ca Mường. Nhiều hộ trên địa bàn đã có ý thức lưu giữ cồng chiêng. Tiêu biểu có gia đình ông Nguyễn Văn Hiệu, xóm Dụ 6 lưu giữ được 1 bộ chiêng cổ 7 chiếc. Toàn xã hiện duy trì hoạt động của 4 đội cồng chiêng ở các xóm Dụ 5, Dụ 6, Dụ 7A, Dụ 7B với bình quân 12 người/đội thường xuyên tham gia luyện tập và biểu diễn. Bên cạnh đó, 3 CLB dân ca Mường xóm Dụ 5, Dụ 6, Dụ 7A cũng luyện tập tích cực các bài “Ru ún”, “Hát Sắc bùa dẫn chiêng”, hát đang và dân ca Mường theo làn điệu mới để tham dự các chương trình văn hóa - văn nghệ do xóm, xã, huyện tổ chức.
Theo chị Nguyễn Thị Xuân, thành viên trong các đội cồng chiêng, dân ca Mường đều tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự duy trì luyện tập với mong muốn lưu giữ và bảo tồn những giá trị đặc sắc của dân tộc Mường. Đặc biệt, cùng với quyết tâm của người dân nơi đây, sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tạo động lực cho phong trào lưu giữ văn hóa cồng chiêng và dân ca Mường ngày càng phát triển. Trong năm 2014, huyện đã mở 1 lớp truyền dạy cồng chiêng và dân ca Mường cho một số xã của Kỳ Sơn, trong đó có 48 học viên của xã Mông Hóa. Đội cồng chiêng, CLB dân ca Mường của xã Mông Hóa được mời tham gia các hội nghị, ngày lễ lớn của huyện, của tỉnh như: Đại hội các dân tộc thiểu số, Tết trồng cây, phát động Tháng Thanh niên...
Hương Lan
(HBĐT) - Từ vài năm nay, trong những chuyến du xuân đầu năm, chúng tôi không thể bỏ qua một điểm đến mang giá trị lịch sử, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là đền thờ thầy giáo Chu Văn An, tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến đây như tìm về cuội nguồn của sự học, đạo học, tỏ lòng thành kính, tri ân trước người thầy vĩ đại, đức nghiệp thanh cao, trong sáng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
(HBĐT) - “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, câu nói ấy được đúc rút từ trong dân gian và đã được dân gian kiểm nghiệm sâu sắc. Tuy nhiên, soi vào cuộc sống thời hiện đại, câu nói này lại có vẻ hợp hơn với giới công chức, viên chức (CC,VC) vì không ít người trong số đó có thời gian, điều kiện và cảm hứng nối dài “tháng ăn chơi”.
(HBĐT) - Trong các ngày từ 7 - 12/3, các Đoàn cơ sở trực thuộc Thành Đoàn Hòa Bình đã ra quân hưởng ứng năm thanh niên tình nguyện 2015 với các hoạt động vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo, rao vặt trái phép trên các tuyến đường thuộc địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 12/3, Sở VH, TT & DL phối hợp với phòng PA 83, PC 45, PC 67 – Công an tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình an ninh trật tự, việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại khu di tích chùa Tiên – xã Phú Lão – Lạc Thủy.
(HBĐT) - Về Yên Trị (Yên Thủy) những ngày đầu năm, cùng với khí thế xuống đồng khẩn trương của bà con nông dân là không khí tươi vui, rộn ràng của các lễ hội đầu năm. Hội Chùa Hang – Hang Chùa là lễ hội lớn nhất của xã được tổ chức từ ngày 13 – 15 tháng Giêng hàng năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
(HBĐT) - Ngày 11/3, Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.