Bằng đôi tay khéo léo, xã viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã sáng tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống vừa hiện đại, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
(HBĐT) - Từ năm 2000 du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu mới bắt đầu hình thành thì các sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái Mai Châu cũng được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, từ đây tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển.
Tuy nhiên, việc sản xuất thổ cẩm ở Mai Châu khi đó chỉ mang tính chất thời vụ, manh mún. Với mục tiêu "Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT- XH nông thôn tỉnh Hoà Bình", năm 2009, Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT cùng với tổ chức Jica của Nhật Bản. Đây được xem là mô hình điểm nhằm hỗ trợ phát triển, bảo tồn nghề dệt truyền thống của tỉnh.
Hợp tác xã (HTX) khi đó có 33 thành viên, chủ yếu là nữ. Hướng đến sự chuyên nghiệp hoá, HTX đã xây dựng dây chuyền sản xuất, mỗi nhóm đảm nhận một công đoạn riêng. Thường cứ khoảng 10 chị em lập thành một nhóm, đảm nhận từng phần việc gồm may, dệt và thêu. Tất cả làm việc trong nhà xưởng, đảm bảo về cơ sở máy móc, trang thiết bị. Trong sáng tạo sản phẩm, HTX chủ trương kế thừa, phát huy những tinh tuý trong hoa văn thổ cẩm truyền thống, kết hợp với sự sáng tạo, tinh tế từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ đã tạo nên những sản phẩm truyền thống nhưng vẫn mang nét hiện đại, đáp ứng thị hiếu khách du lịch, đồng thời vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống. Tính đến nay, HTX đã tạo ra khoảng trên 200 sản phẩm thổ cẩm (bình quân mỗi tháng, hợp tác xã hoàn thành từ 5 – 6 sản phẩm mới).
Năm 2013, đã đánh dấu một bước quan trọng cho thổ cẩm Mai Châu Hòa Bình khi được nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (số 203399). Đây là niềm vinh dự cho thổ cẩm Mai Châu và cũng là một điều kiện cần để phát triển thương hiệu thổ cẩm Mai Châu nói chung và thổ cầm Chiềng Châu nói riêng. Để giữ gìn và phát triển thương hiệu, trong những năm qua, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu luôn đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu thổ cẩm Hòa Bình qua việc tìm thêm mối hàng mới ở các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và khuyến khích sự sáng tạo của chị em, sản xuất những sản phẩm khó theo đơn đặt hàng của khách. Bên cạnh đó còn tham gia nhiều triển lãm sản phẩm hàng thủ công, mỹ nghệ, xây dựng lô gô, mở rộng thị trường tiêu thụ... nhằm duy trì hoạt động hiệu quả của HTX và xây dựng phát triển thương hiệu thổ cẩm cho HTX.
Theo Ban chủ nhiệm, doanh thu của HTX tăng dần theo từng năm, nếu năm 2013 đạt trên 1 tỷ đồng thì năm 2014 đã đạt gần 2 tỷ đồng; thu nhập của xã viên ổn định, đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng. Từ khi thành lập HTX đến nay đã giải quyết việc làm cho 30 xã viên và 20 phụ nữ trên địa bàn xã không phải là xã viên lúc nông nhàn.
Trong xu thế phát triển hiện nay, HTX Thổ cẩm Chiềng Châu cũng như người Thái Mai Châu đã nỗ lực kiên định với mục tiêu giữ nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế. Phát triển làng nghề truyền thống vừa góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc vừa nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Tuy nhiên, để làng nghề thổ cẩm Mai Châu đứng vững trong thời kỳ hội nhập hiện nay làng nghề cần được hỗ trợ để duy trì và mở rộng sản xuất, tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với làng nghề tỉnh bạn. Đặc biệt giữ gìn và phát huy những đặc điểm, bản sắc riêng của sản phẩm thổ cẩm Mai Châu – Hòa Bình để đảm bảo sự phát triển bền vững cho làng nghề kết hợp với phát triển du lịch.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Sau Tết, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách thập phương. Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với các lễ hội truyền thống độc đáo. Trong những năm qua, việc bảo tồn, phát triển các lễ hội văn hóa gắn với du lịch đang được tỉnh quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH -TT&DL.
(HBĐT) - Từ vài năm nay, trong những chuyến du xuân đầu năm, chúng tôi không thể bỏ qua một điểm đến mang giá trị lịch sử, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là đền thờ thầy giáo Chu Văn An, tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến đây như tìm về cuội nguồn của sự học, đạo học, tỏ lòng thành kính, tri ân trước người thầy vĩ đại, đức nghiệp thanh cao, trong sáng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
(HBĐT) - “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, câu nói ấy được đúc rút từ trong dân gian và đã được dân gian kiểm nghiệm sâu sắc. Tuy nhiên, soi vào cuộc sống thời hiện đại, câu nói này lại có vẻ hợp hơn với giới công chức, viên chức (CC,VC) vì không ít người trong số đó có thời gian, điều kiện và cảm hứng nối dài “tháng ăn chơi”.
(HBĐT) - Trong các ngày từ 7 - 12/3, các Đoàn cơ sở trực thuộc Thành Đoàn Hòa Bình đã ra quân hưởng ứng năm thanh niên tình nguyện 2015 với các hoạt động vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo, rao vặt trái phép trên các tuyến đường thuộc địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 12/3, Sở VH, TT & DL phối hợp với phòng PA 83, PC 45, PC 67 – Công an tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình an ninh trật tự, việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại khu di tích chùa Tiên – xã Phú Lão – Lạc Thủy.
(HBĐT) - Về Yên Trị (Yên Thủy) những ngày đầu năm, cùng với khí thế xuống đồng khẩn trương của bà con nông dân là không khí tươi vui, rộn ràng của các lễ hội đầu năm. Hội Chùa Hang – Hang Chùa là lễ hội lớn nhất của xã được tổ chức từ ngày 13 – 15 tháng Giêng hàng năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.