Đêm văn nghệ “Chào xuân 2015” được Trung tâm Văn hóa - Thể thao TPHB chuẩn bị công phu đảm bảo về nội dung, tính nghệ thuật để phục vụ nhân dân.

Đêm văn nghệ “Chào xuân 2015” được Trung tâm Văn hóa - Thể thao TPHB chuẩn bị công phu đảm bảo về nội dung, tính nghệ thuật để phục vụ nhân dân.

(HBĐT) - Cứ ngỡ ở nơi trung tâm tỉnh lỵ với nhiều thứ “nhất”, trong đó có nhất về thông tin, truyền thông, các phương tiện, hoạt động giải trí... người dân sẽ không quan tâm nhiều đến hoạt động văn nghệ quần chúng, nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Theo thống kê, đánh giá của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, tính đến nay, TPHB là đơn vị duy nhất trong toàn tỉnh duy trì tốt việc tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng từ cấp cơ sở đến cấp thành phố. Đó là niềm tự hào của những những cán bộ, viên chức Trung tâm Văn hóa - Thể thao TPHB.

 

Đặt câu hỏi: Có điều kiện nào đặc biệt để TPHB duy trì tốt phong trào văn nghệ quần chúng trong điều kiện bùng nổ thông tin và các phương tiện giải trí như hiện nay? Đồng chí Trần Quốc Bảo, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao TPHB cho biết: Là sự nhiệt tình, tinh thần vượt khó, trăn trở với nghề của mỗi cán bộ, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Nói vậy, bởi cho đến nay TPHB vẫn chưa được coi là đơn vị đặc thù để phân bổ kinh phí cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể thao. Cùng một gói kinh phí như các huyện nhưng vì là trung tâm của tỉnh nên ngoài nhiệm vụ thường xuyên, thành phố còn phải  thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của tỉnh. Bởi địa bàn rộng, tập trung nên công tác tuyên truyền, trang trí khánh tiết phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, của địa phương là rất lớn và tốn khá nhiều kinh phí. Bên cạnh đó, Trung tâm mới được thành lập năm 2012 nên đến nay vẫn còn thiếu nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị, cụ thể như: phòng tập cho hoạt động văn nghệ, sân tập thể thao, phòng đọc sách của thư viện. Vượt lên những khó khăn đó, cán bộ, viên chức của Trung tâm đã tập trung nghiên cứu những hướng đi, cách làm phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Cụ thể là hướng dẫn các hoạt động văn văn hóa, văn nghệ, thể thao, thư viện trên địa bàn thành phố. 

 

Để giữ được sức sống cho phong trào, hàng năm, Trung tâm Văn hóa - thể thao thành phố Hòa Bình luôn dành thời gian, điều kiện để tổ chức chương trình văn nghệ tổng hợp chào đón năm mới và phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật hoặc dạ hội đón giao thừa tại Cung Văn hóa tỉnh. Tiếp đó, cử cán bộ xuống cơ sở chỉ đạo các đội văn nghệ tuyên truyền,  CLB, nhà văn hóa xã, phường, tổ dân phố, KDC tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Giúp cơ sở xây dựng chương trình tập luyện, tham gia hội thi tuyên truyền cổ động, hội diễn văn nghệ quần chúng cấp xã, phường. Tổ chức luân phiên (1 năm thi tuyên truyền, cổ động, 1 năm hội diễn văn nghệ quần chúng) để giữ phong trào. Trong năm qua, cán bộ của Trung tâm đã trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho 252 đội văn nghệ tuyên truyền cơ sở trên địa bàn. Phối hợp với Ban CHQS thành phố xây dựng kịch bản tập luyện chương trình văn nghệ phục vụ buổi gặp mặt, tọa đàm với các chiến sỹ Điện Biên nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; phối hợp với Hội LHTN thành phố tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Tổ quốc gọi tên mình” phối hợp với Đài TT -TH thành phố tổ chức cuộc thi “Tiếng hát măng non”.

 

Với nhiều hoạt động sôi nổi, được chuẩn bị công phu, TPHB luôn giữ được “ngọn lửa” phong trào văn hóa, văn nghệ. Năm qua, một lần nữa đoàn TPHB đoạt giải A toàn đoàn tại Hội thi tuyên truyền, cổ động tỉnh và giải A toàn đoàn tại Liên hoan các đội văn nghệ cơ sở tiêu biểu toàn tỉnh. Năm 2015, theo định kỳ luân phiên là năm tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng tại cơ sở và Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn thành phố, việc phát động và chuẩn bị đã được thực hiện ngay từ những ngày đầu năm, hứa hẹn sự khởi đầu tốt đẹp để nối tiếp những thành công.

 

 

 

                                                                        Lam Nguyệt 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện Bộ VH, TT&DL, các sở, ngành và du khách thăm quan các gian trưng bày tại Bảo tàng di sản văn hoá Mường.
Tiết mục biểu diễn của các em thiếu nhi tại hội thi.

Thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý du lịch, lễ hội trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Trong năm 2014, việc theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý du lịch, lễ hội được xác định là lĩnh vực trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Là mảnh đất giàu bản sắc văn hoá với những phong tục, tập quán đa dạng, phong phú. Toàn tỉnh có 54 điểm đền, di tích tín ngưỡng dân gian, 38 lễ hội truyền thống các dân tộc, nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Năm 2014, tỉnh ta đón trên 2,1 triệu lượt khách thăm quan du lịch, tăng 21,4% so với năm 2013.

Bùi Thanh Bình - người tâm huyết với di sản văn hóa Mường

(HBĐT) - Tôi gặp anh vào một ngày đẹp trời, nhân dịp đầu xuân tại Bảo tàng Di sản Văn hóa Mường của anh (số 28, tổ 6, phường Thái Bình - thành phố Hòa Bình). Ngồi cùng anh bên mâm rượu với đầy đủ các món ăn đặc sắc của ẩm thực xứ Mường, anh kể tôi nghe chuyện đời, chuyện nghề, về việc anh đến với nghiệp văn hóa cũng như lĩnh vực di sản văn hóa Mường đã vận vào anh.

Liên kết các doanh nghiệp lữ hành xây dựng tour, tuyến du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Công ty CP Du lịch An Thịnh đã phối hợp với Cục lữ hành, Tổng Cục Du lịch Việt Nam làm việc với 10 doanh nghiệp lữ hành có uy tín tại Hà Nội, thành Phố Hồ Chí Minh trên toàn quốc tổ chức khảo sát tìm hiểu văn hóa, thiên nhiên, con người Hòa Bình nhằm xây dựng các tour, tuyến du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc mang dấu ấn Hòa Bình.

Ra mắt phim "Dấu ấn Hòa Bình" và sách “Ẩm thực xứ Mường và đặc sản Hòa Bình”

(HBĐT) - Công ty CP Du lịch An Thịnh và Công ty CP Du lịch Hòa Bình đã thực hiện 2 dự án là phim "Dấu ấn Hòa Bình" và biên soạn, cho ra đời tập sách ảnh “Ẩm thực xứ Mường và đặc sản Hòa Bình” đem đến giới thiệu tại Hội chợ Du lịch Quốc tế 2015 được tổ chức tại Hà Nội từ 3 - 6/4.

Khôi phục nét văn hóa độc đáo lễ hội đình Cổi - Mường Vang

(HBĐT) - Trong không khí trong lành của buổi sáng mùa xuân, chúng tôi hoà vào dòng người là du khách thập phương và người dân xã Bình Chân (Lạc Sơn) tham gia lễ hội đình Cổi để cảm nhận những nét văn hoá độc đáo của vùng đất Mường Vang. Hàng nghìn người dân khoác trên mình những trang phục dân tộc Mường truyền thống rực rỡ rộn ràng trong tiếng trống, tiếng chiêng cùng tham gia trẩy hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục