(HBĐT) - Nếu âm lịch tính theo tuần trăng là cơ sở phân định ngày, tháng, song căn cứ vào đó không thể biết ngày tốt, ngày xấu. Từ nhu cầu đó, người Mường đá sáng tạo ra bộ lịch trừ đả ro, có nơi gọi là: Trừ tả rò, dịch phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.

 

Rò trong tiếng Mường chỉ con con rùa, song còn nghĩa khác đó là sự dò tìm, phán đoán đoán. Đả trong tiếng Mường là đại từ nhân xưng chỉ bậc bề trên như ông nội hay những người có vai vế tương đương trở lên. Trừ trong tiếng Mường có nghĩa đen là kiểu phép tính trừ, bỏ đi, song nó còn có nghĩa khác kiểu như thuật bấm độn, đoán trước. Dịch đúng nghĩa trong tiếng phổ thông đó là thuật bấm độn của ông rùa, nay xin gọi vắn tắt phiên âm sang tiếng phổ thông la trừ đá rò.

Ngày nay trong đời sống người Mường vẫn phổ biến sử dụng trừ đá rò như một công cụ để nhận biết thế giới, đoán định, tính ngày, giờ tiến hành các công việc hệ trọng của gia đình.

Trong âm lịch, ngày, tháng được thứ tự tính dần lên theo tuần trăng từ mồng 1 đầu tháng cho đến ngày cuối cùng của tháng. Song trong trừ đá rò cách tính không theo thứ tự số học mà các ngày vận theo cung khép kín 8 cung một vòng.

Tám cung trong trừ đá rò gồm: Cây trong, thướm trong, kim trong, khóa rỏ, kim tha, thướm tha, cây tha, thướm ngàng.

Trong đó thướm ngàng còn gọi là cun đất tức là mặt đất, khóa rỏ còn gọi là cun trời. Con người ta chân đạp đất, đầu đội trời trong đó, ứng xử với thế giới tự nhiên và ứng xử với xã hội được người Mường phân định thành hai vế đối nhau. Vế chủ quan có nghĩa là về của mình trong mình gồm ba cung: Cây trong  thướm trong  kim trong, đối và ứng xử với khách quan là cái bên ngoài tác động đến gồm ba cung: Kim tha - thướm tha - cây tha.

Với người Mường, quan sát lịch đá rò chỉ có: Cây (cây cối, hoa cỏ), thướm (đất), kim (kim loại), khóa rỏ (trời, vừa là thực: có mây, mưa, sấm, chớp, song cũng là hư vô vì là khoảng không) là 4 thành tố cầu tạo nên 8 cung. Từ mỗi cung người Mường nhận thấy chúng có hai mặt đối lập song không triệt tiêu nhau. Như cây trong đối lập với cây tha, kim trong đối lập với kim tha...

Từ đó vận và ứng dụng vào các tháng trong năm và các ngày trong tháng. Theo lịch đá rò, tháng giêng là tháng thướm ngàng. Tháng 2 + tháng 3 là tháng cây trong. Tháng 4 là tháng thướm trong. Tháng 5 +  tháng 6 là tháng kim trong. Tháng 7 là tháng khoá rỏ, tháng 8 + tháng 9 là tháng kim tha. Tháng 10 là tháng thướm tha. Tháng một(11) + tháng chạp (12) là tháng cây tha. Nếu không có các tháng tính gộp thì 8 cung tương đương tháng 8 âm lịch sẽ hết một năm theo lịch đá rò, năm mới sẽ lại bắt đầu từ tháng 9. Chính vì đó nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bộ lịch cổ có từ thời Hùng Vương dựng nước, khi đó một năm có 8 tháng và canh tác nông nghiệp trồng lúa nước mới chỉ có vụ mùa, chưa có vụ chiêm như bây giờ.

Không chỉ tính ngày, tháng, trừ đá rò rò còn ứng dụng trong tính phương vị trên thực địa. Theo đó thướm trong chỉ hướng bắc, thướm tha chỉ hướng nam, cung thướm ngàng là cung đất, tương ứng với phương tây, mặt trời lặn. Cung này là gốc để tính đi.  Đối diên với cung thướm ngàng là cung khoá rỏ, tương ứng với phương đông mặt trời mọc còn gọi là trời, đây là trục gốc. Kim trong chỉ hướng đông - bắc, kim tha chỉ hướng đông - nam, cây trong chỉ hướng tây - bắc, cây tha chỉ hướng tây - nam. Từ đây, việc lấy hướng nhà mới, hướng cửa mới hay hướng đặt mồ mả được phân tính theo từng cung tuổi của gia chủ cho hợp.

Nguyên sơ trong dân gian Mường trừ đá rò là hệ thống lịch dân gian được truyền miệng từ đời trước cho đời sau, cứ thế lan truyền mãi cho đến ngày nay vẫn còn đang được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống của người Mường.

 Do việc truyền miệng có nhiều điểm yếu khó khắc phục, như lâu ngày hay quên, mỗi người suy diễn theo ý riêng của mình. Chính vì thế người Mường đã sử dụng bàn tay, cụ thể là bàn tay trái vào công việc ghi nhớ và cũng là công cụ để tính và bấm.

Các cung trong trừ đá rò không phải ngày nào cũng xấu hết hay tốt hết, tuỳ theo mỗi loại sự việc có thể với việc này tốt, song với việc khác lại không hay.

Trừ đá rò không đơn thuần là một cách tính ngày mà là một thuật bấm độn, đoán biết quá khứ và tương lai nên không phải ai cũng hiểu, cũng biết cách tính. Trong một làng Mường chỉ có vài người cao tuổi hay các thầy Mo, thầy thượng là người biết, dân gian Mường gọi chung là thầy trừ. Trong làng Mường nhà ai dựng nhà mới, cưới hỏi cho con hay việc tang gia cần biết giờ lành để nhập quan, đưa ma, hạ huyệt... họ đều phải đi hỏi, được ngày, giờ ưng ý mới tiến hành.

Trải qua bao đời và ngày nay vẫn được sử dụng, lịch trừ đá rò của người Mường là sản phẩm của tri thức dân gian tuy còn rất thô sơ, song là công cụ để người Mường nhận thức thế giới, từ đó ứng dụng trong đời sống hàng ngày, từ đó phân định ngày, giờ để tiến hành các công việc lớn trong đời sống.

 

 

 

                                                                     Bùi Huy Vọng

                                                         (Hương Nhượng, Lạc Sơn)

 

 

 

Các tin khác

Lễ hội với chủ đề “ Hội tụ tinh hoa – Lan tỏa nụ cười” tổ chức tối 8-5, tại đường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Không có hình ảnh
Tiết mục “Em dắt trâu ra đồng” của đơn vị phòng GD&ĐT Tân Lạc tại hội thi.
Không có hình ảnh

Dấu ấn từ Thủ đô gió ngàn và Chiến thắng Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4, nhân dịp dự hội thảo báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, chúng tôi may mắn được đến thăm Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong lịch sử, di tích từng được biết đến qua nhiều tên gọi khác nhau như An toàn khu, Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử ATK Trung ương, là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, T.Ư Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Năm 1981, Khu di tích đã được Bộ VH - TT (nay là Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích quốc gia). Tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Khẩn trương lập Đề án quy hoạch phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình và huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 6/5, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức hội nghị triển khai lập Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Trưng bày ảnh nghệ thuật, ảnh thời sự chào mừng Đại hội Đảng các cấp

(HBĐT) - Nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng, sáng ngày 5/5, tại trường THPT Phú Cường, huyện Kỳ Sơn, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức buổi trưng bày ảnh nghệ thuật, ảnh thời sự của các nhiếp ảnh gia là hội viên của Hội VHNT tỉnh.

Về thăm An toàn khu Định Hóa

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng tư lịch sử, đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hoà Bình có chuyến về nguồn, đến di tích quốc gia đặc biệt - ATK Định Hoá (Thái Nguyên). Dẫu đã biết nhiều về địa danh này trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng có đi đến tận nơi mới thấm hết được giá trị lịch sử vốn có.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục