Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL gặp gỡ, trao đổi cùng các nhà văn tham gia trại sáng tác văn học nghệ thuật Hoà Bình năm 2015.
(HBĐT) - Ngày 6/12, tại thành phố Hoà Bình, Hội Văn học nghệ thuật Hoà Bình phối hợp với Tuần báo văn nghệ (Hội nhà báo Việt Nam) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học Hoà Bình năm 2015 với chủ đề “Đất nước đổi thay – Con người đổi mới”. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL, Hội nhà báo Việt Nam và trên 30 trại viên là những nhà văn đến từ các tỉnh phía Bắc.
Hoà Bình là cửa ngõ của Tây Bắc, có nhiều dân tộc anh em sinh sống và có bề dầy trầm tích lịch sử văn hoá phong phú với Sử thi Đẻ đất đẻ nước, mo Mường… Đặc biệt, năm 2016 cũng là năm Hoà Bình kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm ngày tái lập tỉnh Hoà Bình. Vì thế, miền đất này luôn tạo được cảm hứng sáng tạo của các văn nghệ sĩ. Với trại sáng tác lần này trong thời gian 2 tuần từ 6-20/12, các hội viên sẽ đến các vùng quê Bi, Vang, Thàng, Động và đây cũng nguồn tư liệu, đề tài phong phú để các nhà văn, nghệ sỹ có thời gian nghiên cứu, trải nghiệm sáng, sáng tạo ra những tác phẩm văn học hay, đặc sắc về quê hước, con người Hoà Bình.
Sau 2 tuần trải nghiệm và sáng tác các tác phẩm văn học, Hội Văn học nghệ thuật sẽ tổng kết, đánh giá và trảo thưởng cho các tác phẩm xuất sắc.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Ngày 25/11, tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2015.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi trên con đường xóm rộng rãi, sạch sẽ, Trưởng xóm Bùi Mạnh Hùng vui vẻ cho biết: Từ đầu năm 2014, xóm Hổ 1, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) được lựa chọn xây dựng mô hình xóm kiểu mẫu. Xóm có 92 hộ với 370 khẩu. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng, xóm còn 5 hộ nghèo.
(HBĐT) - Cụ thể hóa Nghị quyết số 03, ngày 31/5/2011 của Huyện ủy về việc phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng đề án phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Thực tế cho thấy đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực với nhiều lợi thế của huyện.
(HBĐT) - Những năm qua, cùng với thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá thông qua nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
(HBĐT) - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII), sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam ở huyện Lạc Sơn đã có chuyển biến tích cực. Nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng phong phú. Nhiều giá trị văn hoá của dân tộc Mường được phát huy, chuẩn mực văn hóa, đạo đức được hình thành. Văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng đã được phát huy; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mường được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tâm linh của người dân được quan tâm...
(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá rất sôi nổi và đậm nét về du lịch Hà Giang, trong đó, phải kể đến quảng bá về “Lễ hội hoa tam giác mạch”. Tôi, người viết bài này rất chú ý đến “Lễ hội hoa tam giác mạch” bởi lẽ cái tên hoa tam giác mạch rất ấn tượng, kèm theo nhiều hình ảnh sinh động, thu hút khách du lịch tới thăm mà rất đông là các bạn trẻ là sinh viên các trường đại học và cao đẳng phía Bắc. Hơn thế, tỉnh Hà Giang mở một gian triển lãm giới thiệu về “Lễ hội hoa tam giác mạch” rất ấn tượng tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội (cạnh Bưu điện thành phố). Thế là nhằm đúng dịp tỉnh Hà Giang tổ chức “Lễ hội hoa tam giác mạch”, chúng tôi lên đường.