Trong một lần trò chuyện, khi được hỏi về nhịp sống, đời thường của một nhà thơ, một cán bộ đang nghỉ hưu diễn ra hàng ngày như thế nào, nhà thơ Đinh Đăng Lượng chia sẻ: “Vẫn còn nguyên “thú” đọc, nghiền ngẫm, đi và viết. Tất nhiên, không còn độ “sung” nên việc đi cũng không nhiều như trước. Nhưng mỗi chuyến đi đều đem lại cho mình những cảm nhận mới và mình tiếp tục chịu khó quan sát, ghi chép và viết thế nên khi cầm trong tay tập ký và tản văn của ông “Vùng đất phía đỉnh đầu” (Nhà xuất bản Văn học - năm 2014) thấy không bất ngờ và qua đó càng hiểu được tâm tư, tình cảm của một người con nặng lòng với quê hương, đất nước,

 

Trước đó, bạn đọc “quen” ông nhiều hơn ở phía là một nhà thơ có được dấu ấn đáng kể trong lòng bạn đọc và đời sống văn thơ Hoà Bình, nhất là đã định hình rằng ông là một trong không nhiều tác giả thơ người dân tộc Mường trong toàn quốc tạo được những thành công nhất định trong thơ ca bởi cùng các tập thơ in chung từ thời Hà Sơn Bình, từ năm 2000 - 2010, ông có đến 4 tập thơ in riêng như Người ở đầu nguồn,  Hồn chiêng, Cây bông dàm mải miết và tập thơ chọn lọc Bóng cây Chu Đồng. Nhưng khi cầm, đọc tập ký và tản văn xuất bản năm 2014 của ông lại thấy nhiều điều lý thú. ông cũng thật có “duyên” với những tác phẩm tưởng là “trái tay” này. 23 bài viết với sự đa dạng trong đề tài, ý tưởng. Mỗi bài là những trải nghiệm, trải đời và đầy ắp những tâm tư có niềm vui và cả những suy tư, trăn trở. ở tuổi này, ông còn dành sức để đến những miền quê đáng đến của đất nước như quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình, dòng Thạch Hãn và thành cổ Quảng Trị, là Nha Trang nắng gió và biển xanh, là ngút ngàn xanh cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

 

Ngoài một số bài viết, ghi chép về thơ, các nhà thơ, nhà văn mà tác giả từng biết, từng gặp trong những năm tháng qua, hầu hết các tác phẩm còn lại đều dành trọn cho đề tài về Tây Bắc, về Hoà Bình. Trong đó, các mảng về đề tài dân gian, văn hóa dân tộc cùng các vùng đất con người Hòa Bình được thể hiện nổi bật. Ở đó, ta thấy tấm lòng của một người con dân tộc Mường ứng xử, trân trọng với vốn quý của cha ông (Trở lại với những róong mo). Ông luôn có liên tưởng, khơi gợi về những giá trị quý giá của cha ông trong “Đẻ đất, đẻ nước”; luôn có quá khứ trong hiện tại. Đặc biệt, người đọc thấy yêu thương, đồng cảm và muốn cùng ông trở lại những miền ký ức của tuổi thơ, của tuổi trẻ qua các trang viết về dòng sông Đà, khu vườn và tiếng chim tuổi thơ... Chất thơ, chất trữ tình thẫm đấm trong từng trang viết khiến các hoài niệm đẹp đẽ đó thêm lung linh, huyền ảo. Cũng vì thế, dễ lý giải tại sao Đài Tiếng nói Việt Nam đã sử dụng bài viết Về một dòng sông đọc trên chương trình văn nghệ: “Tôi và dòng sông đã song hành với nhau theo những thăng trầm của đời người - đời sông... Mùa khô, dòng sông thu hẹp, bãi phù sa nổi lên như miếng tiết gà giữa sông. Sau khi lùa trâu ra giữa bãi soi ăn cỏ, lũ chúng tôi leo trèo tìm tổ sáo, thu gom củi sông...”.

 

Người có tuổi thường sống với những hoài niệm, hồi ức và đó như là hành trang nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho họ chặng đường đời tiếp theo. Nhưng với tác giả Đinh Đăng Lượng, những hồi ức, chuyện xưa luôn có mạch nối tới hôm nay và hướng tới ngày mai. Có cảm giác, tác giả tự sự viết cho mình và viết cho lớp con cháu dân tộc Mường mai sau. Những thông điệp ông đưa ra nhẹ nhàng và dễ thấm vào lòng người. Nếu không am hiểu, say mê và có tấm lòng tha thiết với các vùng đất, vùng Mường Hòa Bình khó có thể có các bài viết hay, nhiều tâm trạng như Mường Trại, Cây đa làng Mường, Bánh chưng kiến ngạt, Mùa hồng bì chín... Trong tập sách này, tác giả Đinh Đăng Lượng có 2 tác phẩm khá đầy đặn về số liệu, tâm trạng, mang đậm tính tân văn đó là bài ký Vùng đất phía đỉnh đầu (viết về vùng đất xã Độc Lập - Kỳ Sơn) và Xuân về trên quê hương Chàng Khói, Chàng Hoa (về xã Dân Chủ - thành phố Hòa Bình). Với góc nhìn của người nghiên cứu điền dã, một tác giả văn - thơ - báo chí, bạn đọc thấy được sức sống, sự đi lên khá toàn diện của mỗi miền quê. Đồng thời thấy được sự gửi gắm chân tình của tác giả về việc giữ gìn những vốn quý văn hóa dân gian, sự cần thiết  sức mạnh nội lực của mỗi người. Hành trình đi về phía trước của mỗi con người, vùng đất luôn ẩn chứa trong đó bóng dáng của lịch sử, quá khứ... Đó cũng là một hành trang quý giá cần được trân trọng lưu giữ trong phát triển.

 

 

 

                                                                                 Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục