Ở quê nhà, sách, thơ ca, văn chương vẫn luôn là mối quan tâm của nhà thơ Nguyễn Tấn Việt mỗi ngày dù tuổi tác khiến ông không còn nhanh nhẹn như xưa.
(HBĐT) - Vẫn còn nguyên ký ức về lần đầu gặp nhà thơ Nguyễn Tấn Việt , 1 trong 5 tác giả Hòa Bình vừa được tỉnh ta đề nghị lên Hội đồng xét tặng giải thưởng nhà nước Trung ương về văn học-nghệ thuật năm 2015
Đó là lần Sở VH-TT tỉnh Hà Sơn Bình (khoảng năm 1986) tổ chức hội thảo về một số tác phẩm văn học đang có tiếng vang của tỉnh. Được tin đó, một nhóm sinh viên trường Đại học Tổng hợp đạp xe từ Thanh Xuân(Hà Nội) vào thị xã Hà Đông với tâm trạng háo hức vô cùng. Vì cũng là lần đầu được tiếp xúc, gặp gỡ các tác giả danh tiếng của tỉnh như nhà văn Phan Quế, Phạm Ngọc Chiểu, họa sĩ-nhà thơ Lai Vu (tác giả bài thơ Dòng sông quê anh, dòng sông quê em), nhà thơ Đinh Nam Khương... nên ai cũng phấn chấn xen lẫn một chút e ngại. Trong đó, nhiều sinh viên còn háo hức với thông tin nhà thơ Nguyễn Tấn Việt là ai? Bởi lẽ, trước đó, nhiều người đã biết đến tác giả này đã đoạt giải C cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ quân đội (năm 1984) với bài thơ “Những người sống trong mây” và có nhiều bài được bạn yêu thơ chép truyền tay nhau như bài “Không người lính nào già đâu”. Thời đó có tác phẩm đăng trên 2 ấn phẩm Báo Văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ Quân đội là niềm hạnh phúc lớn của người viết, huống hồ lại có giải thưởng chính thức...
Với nhiều sinh viên trong nhóm đó, câu chuyện của một nhà thơ vốn là cử nhân tiếng Anh đang có việc làm ổn định với đối tác nước ngoài lại “rẽ ngang” sang làm thơ có bao điều hấp dẫn và sức hút lớn. Phải có tình yêu lớn lao và thực sự tài năng mới dám dấn thân vào con đường thơ? Điều không ai ngờ tới là sau sự kiện tái lập tỉnh Hòa Bình (năm 1991), người viết bài này lại có dịp gặp lại nhà thơ Nguyễn Tấn Việt ở thành phố Hòa Bình.
Có thể nói, sau năm 1991, không khí thơ ca Hòa Bình sôi nổi, khởi sắc và có nhiều dấu ấn, phần nào có sự đóng góp không nhỏ của nhà thơ Nguyễn Tấn Việt. ông lúc đó vào 2 “vai” một nhà thơ có nhiều tác phẩm hay và cũng là nhà tổ chức nhiều sinh hoạt, diễn đàn thơ có tiếng vang. Nhiều tác giả trẻ được ông “truyền lửa”, giúp đỡ, dìu dắt cũng đã mạnh dạn hơn trên con đường sáng tác và có được những thành công nhất định. Đội ngũ tác giả thơ từ các cơ quan, ban, ngành, trường học đông đảo hơn. Lần giở lại các Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình đầu những năm 90 của thế kỷ trước mới thấy hết tâm huyết của một nhà thơ lúc nào cũng đong đầy tình yêu cháy bỏng với thơ ca. Một cán bộ ngành nọ kể rằng: Hồi đó mới tập làm thơ. Một bận đang giữa trưa trên đường, đột ngột gặp nhà thơ (mồ hôi nhễ nhại vì đạp xe, vì nắng nóng), câu đầu tiên là “Em ơi, thơ đâu?”. ôi nhà thơ, lúc nào cũng đau đáu vì thơ. Dân văn chương để phục nhau không dễ nhưng đối với nhà thơ Nguyễn Tấn Việt, nhiều nhà văn, nhà thơ Hòa Bình luôn dành cho ông sự đánh giá trân trọng. Người yêu thơ, bạn đọc có thể dễ dàng kể tên các tác giả thơ danh tiếng Hòa Bình, trong đó luôn có cái tên Nguyễn Tấn Việt bởi lẽ tiếng nói tự thân từ các bài thơ của ông là một trong những thang giá trị không cần bàn cãi. Nhiều bài thơ được ông sáng tác qua những lần đến với cuộc sống đồng bào các Mường: Bi, Vang, Thàng, Động. Người đọc không thể quên các bài như “Vợ chồng người trồng rừng”, “Bản Mường”, “Lễ hội Mường em, “Đêm trở lại” thấm đẫm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Đặc biệt, giới nghề, người yêu thơ ghi nhận khi ông giành được các giải thưởng danh giá trên diễn đàn văn chương toàn quốc và tỉnh trong nhiều năm qua. Năm 2000, hội viên Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Tấn Việt đã đoạt giải A cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn tổ chức) với 2 bài thơ: “ở bản nào cũng thế” và “Làng tôi năm 2000”. Cũng trữ tình, da diết, dễ thấm nhưng thơ ông còn đem đến những thông điệp có tính triết lý. Với bài “Làng tôi năm 2000”, người đọc còn nghe văng vẳng đâu đây những thổn thức mang tính cảnh báo của nhà thơ trước những giá trị truyền thống ở làng quê đang bị mai một. Bạn đọc ám ảnh bởi những dự báo: Làng tôi đang về đâu/Quê hương xưa hàng ngày thành đất lạ/Dân làng xưa không còn là người cũ/Bờ tre đổi hình/Ao làng đổi bóng/Nỗi nhớ xa quê cũng thay đổi bóng hình... Năm 2000 và năm 2001, tập thơ “Hạt gạo đồng trời “gồm 32 bài thơ đã được UBND tỉnh trao giải A và được Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT trao giải B. Những bài thơ của ông không chỉ có đời sống trong lòng độc giả Hoà Bình mà đã vươn xa đến với người yêu thơ nhiều tỉnh, thành khác. Sau khi nghỉ hưu (năm 2005), nhà thơ Nguyễn Tấn Việt còn có 2 lần được UBND tỉnh và Bộ VH-TT&DL vinh danh khi đoạt các giải thưởng lớn: giải B cho tập thơ “Rừng xanh một mình” và giải nhất cho chùm thơ: “Giọt mồ hôi”, “Sáng soi”, “Đêm thơ bên suối cạn”, “Bóng đèn mờ” và “Lời thề với cây” (về đề tài phòng - chống tệ nạn xã hội). Vẫn là tinh thần nhân văn của nhà thơ với đời, với người, các tác phẩm thi ca của ông tiếp tục có một đời sống riêng biệt trong lòng độc giả. Những trải nghiệm, góc nhìn của nhà thơ luôn ấm áp, góc cạnh và có chiều sâu về cuộc đời, về con người. Vì thế, khi ông về nghỉ hưu, sinh sống tại xã Lam Điền (Chương Mỹ - Hà Nội), nhiều người ở Hoà Bình vẫn không quên ông và vẫn đọc thơ ông. Nhiều câu thơ, bài thơ vẫn vang vọng trong lòng bạn đọc như: Nếu không yêu mặt đất/Trên trời mây không bay (Những người sống trong mây) hay: Có phải chiều qua em ra suối tắm/Mà sáng nay bờ đá nở hoa/Có phải cánh rừng em đã đi qua/Mà ánh trăng hạ tuần không lặn được...
Người làm thơ có được 1 câu thơ hay, 1 bài thơ tâm đắc mà bạn đọc nhắc, nhớ đã là hạnh phúc. Với nhà thơ Nguyễn Tấn Việt, niềm vui, hạnh phúc chắc chắn lớn hơn nhiều khi có trong tay nhiều bài thơ hay, nhiều giải thưởng thơ ca danh tiếng. Đó cũng là một thành công trong cuộc đời mà không phải ai khi dấn thân vào con đường thi ca đều đạt được.
Bùi Huy
(HBĐT) - Chiều 14/12, Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức toạ đàm công tác phối hợp quảng bá du lịch. Tham dự có các đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL và gần 50 phóng viên của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
(HBĐT) - Quá trình tìm hiểu kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) đã đạt nhiều thành tựu, trong đó điểm quan sát từ phương hướng nghiên cứu phiên dịch học lịch sử - văn hóa đã có quá trình phát triển lâu dài và ngày càng trở nên quan trọng.
(HBĐT) - Ngày 10/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, các đồng chí lãnh đạo đại diện lãnh đạo Văn phòng TT BCĐ Trung ương, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và các huyện, thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 6/12, tại thành phố Hoà Bình, Hội Văn học nghệ thuật Hoà Bình phối hợp với Tuần báo văn nghệ (Hội nhà báo Việt Nam) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học Hoà Bình năm 2015 với chủ đề “Đất nước đổi thay – Con người đổi mới”. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL, Hội nhà báo Việt Nam và trên 30 trại viên là những nhà văn đến từ các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Ngày 28/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái (Yên Bái) đã diễn ra liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng cụm miền núi Tây Bắc Bộ năm 2015. Tham gia có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn và ĐV-TN 6 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điên Biên và Hòa Bình.
(HBĐT) - Sinh thời, Nguyễn Du vì đau đớn bởi sự cô độc giữa thời thế, giữa nhân tình đã thốt lên: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (không biết hơn ba trăm năm sau, thiên hạ có ai là người khóc Tố Như). Nhưng hai trăm năm qua ở Việt Nam, di sản vô giá, đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du không ngừng lan tỏa và được khám phá trên nhiều phương diện khác nhau.