Thanh niên Hang Kia thể hiện sức khỏe, dẻo dai trong giã bánh.
(HBĐT) - Đối với người Kinh, bánh chưng là thứ bánh đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì đối với đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, bánh dầy cũng không thể thiếu cho mỗi dịp Tết về. Bánh dầy tượng trưng cho trời đất, sự an lành phồn thịnh của cuộc sống, là tượng trưng cho một năm gặt hái mùa màng bội thu, là thứ bánh để cúng ông bà cha mẹ, thay cho lời mời ông bà cha mẹ đa khuất về ăn tết cùng con cháu. Chiếc bánh tròn trĩnh, trắng trong gói gọn trong chiếc lá chuối, mùi hương của gạo nếp hương tỏa ra cùng với hương lá chuối, sự kết hợp đó tạo nên hương vị tuyệt vời như thể chỉ có bánh dầy hợp với lá chuối và cũng chỉ có lá chuối mới gói hợp với bánh dầy.
Trước kia, người Mông ở Hang Kia làm bánh dầy vào những dịp lễ Tết. Giờ đây, các hoạt động du lịch được phát triển, để thể hiện sự hiếu khách cũng như giới thiệu về những nét truyền thống của dân tộc mình, người dân nơi đây cũng tổ chức làm bánh dầy để các du khách đến thăm được tìm hiểu. Các chàng trai với cánh tay thoăn thoắt đưa lên hạ xuống chiếc chày để làm nhuyễn từng hạt gạo. Những cô gái cũng nhanh tay không kém để lăn bánh, nặn bánh, gói bánh vào chiếc là chuối đã cắt sẵn. Tất cả những động tác đó đều thệ hiện cho người xem thấy được anh chàng này, cô gái kia, họ khỏe mạnh, họ khéo tay đến nhường nào. Trong hoạt động giã bánh dày, dường như người xem cũng hiểu được một phần con người, cá tính của người làm bánh. Chị Giàng Thị Sao, người hướng dẫn chúng tôi thăm quan bản giới thiệu về cách làm bánh: Bánh dầy nhìn đơn giản, nhưng để làm được chiếc bánh ngon, người làm phải chú ý nhiều công đoạn từ khâu chọn gạo đến việc nấu ra sao. Ở đây, người dân làm bánh bằng gạo nếp nương vừa thơm, vừa dẻo. Trong quá trình đồ xôi, người nấu không được nếm thử, vì theo quan niệm người xưa, nếu nếm thử khi giã xôi sẽ bị dính hoặc vung ra khỏi máng. Để gạo chín nhanh và dẻo ta phải đậy lá chuối lên bề mặt. Khi đồ xong, phải mang xôi còn nóng ra giã luôn để đảm bảo độ dẻo, nhuyễn của bánh, lúc nặn bánh mềm mà không bị nứt. Điều đặc biệt phải quan tâm khi nặn bánh, người nặn phải xoa lòng đỏ trứng gà đã luộc lên đều tay, xoa lên các dụng cụ nặn bánh để bánh không bị dính.
Du khách tham gia nặn bánh dầy.
Anh Giàng A Lư, vừa được một anh bạn thay phiên vào giã bánh, vừa lau mồ hôi vừa nói với chúng tôi : “Giã bánh dầy chỉ bọn con trai khỏe mạnh mới làm được. Ở đây, nhiều nhà phải giã chung để hỗ trợ sức không mệt lắm!. Nếu không nhanh tay, không dứt khoát chày sẽ bị dính vào gạo, khó nhấc lên được, vừa mất sức, bánh lại không mềm đều. Lúc đầu dùng chày giã nhẹ cho xôi quyện và dính, sau đó dùng hết sức để giã đến khi dẻo, mịn là bánh đã đạt yêu cầu. Còn khâu nặn bánh, gói bánh là phụ nữ làm”.
Tùy theo từng dòng họ, có dòng họ chỉ nặn bánh nhỏ vừa ăn, có dòng họ bên cạnh những chiếc bánh nhỏ, họ nặn thêm hai chiếc bánh to, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đôi bánh này phải để qua 3 ngày lễ tết mới được ăn. Sự khác biệt với bánh dầy của người Mông với người miền xuôi là chiếc bánh của người Mông không hề có nhân bên trong, không cho gia vị. Người ăn có thể ăn nóng, cũng có thể để nguội rồi đem rán hoặc nướng ở bếp lửa chấm với mật ong để ăn. Làm bánh dầy là một nét văn hóa không thể thiếu của người Mông ở Hang Kia, nhiều du khách đến tham quan đều không thể bỏ qua việc tham gia cùng làm bánh với người dân nơi đây.
Nguyễn Tuyết (CTV)
(HBĐT) - Trong 5 năm (2011- 2015), thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Phòng VH-TT huyện Lương Sơn (thành viên BCĐ 800 của huyện) đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, ngành tập trung tham mưu thực hiện 2 tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá, nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn, tỷ lệ thôn có nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL và tiêu chí số 16 về văn hóa phấn đấu xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định.
(HBĐT) - Tối 16/12, tại xã Kim Tiến, huyện Kim Bôi, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” tỉnh đã tổ chức chương trình văn nghệ truyền thông “Dân vận khéo trong xây dựng Nông thôn mới”. Tham gia đêm giao lưu có các đơn vị LĐLĐ tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên và huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, hiện trên địa bàn tỉnh ta còn 295 địa chỉ di tích. Trong đó 41 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Đây là loại hình văn hóa phi vật thể có giá trị hết sức lớn lao cần được gìn giữ, bảo vệ nhưng bấy lâu nay chưa được chăm lo đúng mức, xứng tầm.
(HBĐT) - Chiều 14/12, Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức toạ đàm công tác phối hợp quảng bá du lịch. Tham dự có các đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL và gần 50 phóng viên của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
(HBĐT) - Quá trình tìm hiểu kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) đã đạt nhiều thành tựu, trong đó điểm quan sát từ phương hướng nghiên cứu phiên dịch học lịch sử - văn hóa đã có quá trình phát triển lâu dài và ngày càng trở nên quan trọng.
(HBĐT) - Ngày 10/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, các đồng chí lãnh đạo đại diện lãnh đạo Văn phòng TT BCĐ Trung ương, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và các huyện, thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào chủ trì hội nghị.