Chiêng Mường trong hội sắc bùa xã Thu Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Chiêng là một dạng nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Mường Hòa Bình. Chiêng Mường có phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc hết sức phong phú, đa dạng. Chiêng sử dụng gọi mẹ khi đứa trẻ khát sữa, trong lễ cưới hỏi, chiêng trong lễ hội, săn bắt thú rừng, lễ mừng nhà mới, chiêng sử dụng trong tế thần, tang lễ và trong hội sắc bùa đầu năm. Những ngày đầu xuân, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cái hay, cái đẹp của chiêng Mường trong hội sắc bùa.
Trước hết, sắc bùa, hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa đen là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, “sắc bùa” còn có nghĩa là phép thuật. Séc là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. Bùa là “bùa phép”. Nội hàm của sắc bùa còn hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống như một phương tiện văn hoá màu nhiệm cầu phúc đức, cầu cho mọi người được sống yên lành, mọi vật sinh sôi, phát triển. Tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Là lễ thức, lễ hội mang đậm tính tôn thờ những giá trị sản xuất nông nghiệp, nếp sống nông thôn bản địa. Hội sắc bùa đầu xuân còn là dịp gặp gỡ, cộng cảm, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của người Mường. Theo ông Bùi Văn ểu, nghệ nhân cồng chiêng ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc), trong dàn đánh chiêng sắc bùa phần lớn là phụ nữ. Trước đây, nhà lang bắt phụ nữ chưa chồng, đẹp gái phải ăn mặc đẹp và duyên dáng mới được vào hội sắc bùa. Hội sắc bùa đánh chiêng để làm vui và đón khách nhà lang nên đàn ông không được tham gia. Ngày nay, đổi mới khác rồi, nam giới cũng có thể đánh chiêng. ở Mường Bi nam giới chỉ tham gia đánh chiêng khầm. Ngày xưa, hội sắc bùa gọi là phường bùa do ông trượng đứng đầu. Sau ngày mồng 1 Tết dẫn chị em ở phường bùa gồm 9 người đánh chiêng và 2 người gánh thúng để đi gánh quà do các chủ nhà mừng. Phường bùa đi từ nhà ông trượng vừa đi vừa đánh chiêng trên đường làng, đến nhà ai thì dừng lại đánh bài chiêng theo điệu phát rác nhà ông. ông trượng trưởng phường bùa cất lời hát Phát rác nhà ông. Chủ nhà mới ra mở cổng cho vào, người nhà đã đứng ở sân hoặc trên cầu thang đón phường bùa. Ai cũng vui mừng mong phường bùa đến nhà chúc Tết. Chủ nhà bày rượu cần, có khi cả cỗ để mời phường bùa. Phường bùa đứng chung quanh bình rượu cần hoặc mâm cỗ đánh nhiều bài chiêng như: bài chiêng uống rượu, đi đường, đi quanh đường làng, sắc bùa và bông trắng, bông vàng. Những bài hát cổ truyền hay sáng tác ngay tại chỗ các bài hát mới về mùa xuân, cây cối, đất trời, mùa màng và nhiều nội dung phong phú, hay và ý nghĩa. Sau cuộc chúc mừng, chủ nhà biếu phường bùa một vài tấm bánh, một ít gạo, có khi cả tiền và những lời cảm ơn tốt đẹp. Trưởng phường bùa thay mặt phường bùa cảm ơn và chúc chủ nhà: nhà cao có nhiều lúa, ngô, trâu, bò, lợn, gà, quanh năm no đủ, chúc mọi người mạnh khỏe, may mắn rồi đến nhà khác, vừa đi, vừa đánh chiêng...
Ngoài hội sắc bùa, chiêng Mường còn được sử dụng trong lễ khai hạ, lễ khuống mùa (xuống đồng), lễ mừng thọ, mừng nhà mới. Hiện nay, chiêng còn được dùng để khai mạc trong các lễ kỷ niệm của tỉnh và là phần hấp dẫn trong phần hội. Văn hoá chiêng không chỉ có giá trị vật chất, sức mạnh tinh thần mà còn rung động đến tâm khảm, thu hút đông đảo mọi người đến với lễ hội, trong những cuộc hội họp, bàn bạc công việc, quan hệ xã hội... Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Những ngày cuối năm 2015, vinh dự cho tỉnh ta khi hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường được nộp tại Cục Di sản văn hóa để trình Bộ VH-TT&DL quyết định đưa vào danh mục di sản quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường. Dự kiến năm 2016, kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm ngày tái lập tỉnh lễ hội văn hóa chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ II sẽ diễn ra. Đây là những hoạt động thiết thực để giá trị của chiêng Mường được quảng bá không chỉ người dân trong và ngoài tỉnh mà cả thế giới biết đến.
Linh Đan
(HBĐT) - Sáng 29/1, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.
(HBĐT) - Tối ngày 27/1, Ban Chấp hành Đoàn trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức chương trình “Chào xuân 2016 và tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó”.
(HBĐT) - Chúng tôi về xứ đạo Lạc Thủy vào đúng mùa Nô-en, được hòa vào không khí chào đón Giáng sinh tươi vui, đầm ấm cùng bà con giáo dân, trao nhau lời chúc một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc. Lạc Thủy được gọi là xứ đạo bởi trên địa bàn huyện có 2 nhà thờ Thiên chúa giáo là nhà thờ Giáo xứ Khoan Dụ (thuộc Giáo phận Phát Diệm) tại xã Khoan Dụ và nhà thờ Giáo xứ Đồng Gianh (thuộc Giáo phận Hà Nội) tại xã Phú Thành với trên 6.000 giáo dân thuộc 17 họ đạo. Với tinh thần “Kính Chúa, yêu nước”, sống tốt đời, đẹp đạo, trong những năm qua, bà con giáo dân trên toàn huyện luôn đồng sức, đồng lòng thực hiệt tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng mối đoàn kết lương - giáo, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH, giữ vững ổn định ANCT -TTATXH trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ ngày 26/1 – 2/2, Sở Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Hội chợ Xuân Hòa Bình 2016. Hội chợ có quy mô 150 gian hàng với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong nước và của tỉnh.
(HBĐT) - Là xã phía Nam của huyện Lương Sơn, thuộc diện xã 135 của huyện, xã Long Sơn có 1112 hộ với 4537 nhân khẩu. Xã có hai dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 15%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” được nhân dân hưởng ứng tích cực. Các xóm đều xây dựng được hương ước, quy ước thôn, xóm, hạn chế những thủ tục lạc hậu nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư.
(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20km, đường vào xã xa xôi nhưng may mắn cho chúng tôi, giờ đây các tuyến đường vào xã đều được trải nhựa, bê tông. Là xóm xa xôi nhất của vùng đất Lạc Sỹ, xóm Thấu từ lâu đã được mọi người biết đến là nơi còn lưu giữ được phần lớn những nét văn hóa của người Mường.