Người Mông 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) mong  về chợ Tết để trao đổi, tâm tình, giao lưu văn hóa.

Người Mông 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) mong về chợ Tết để trao đổi, tâm tình, giao lưu văn hóa.

(HBĐT) - Chợ Pà Cò - chợ của đồng bào 2 xã người Mông thuộc huyện vùng cao Mai Châu. Khi Tết của người Mông chỉ còn tính từng ngày, chúng tôi háo hức chọn thời điểm diễn ra phiên chợ Tết để được sống trong không khí náo nhiệt và tìm đến nét văn hóa riêng có, độc đáo của bà con nơi đây.

 

Có lẽ nhiều du khách cũng chung cảm giác háo hức như chúng tôi nên hôm nay có rất đông các bạn trẻ từ phương xa, có những vị khách nước ngoài, chủ yếu đến từ nước Anh, Pháp, Thụy Sỹ bị phiên chợ Tết thu hút. Vì  vậy nên bất luận thời tiết lúc sáng sớm ở vùng cao sương phủ dày đặc, mưa phùn cản lối, du khách vẫn hăm hở lên đường để thỏa lòng phiên chợ Tết trọn vẹn một ngày. Đã thành thông lệ, bà con đến họp chợ từ 4 giờ sáng. Từ 5 giờ trở đi, chợ bắt đầu họp đông. Trong khoảng thời gian từ đó đến trưa, chợ lúc nào cũng đông nghịt người, ngoài người Mông 2 xã còn có bà con người Mông xã bạn thuộc huyện Vân Hồ, Mộc Châu của tỉnh Sơn La cũng sang rồi đoàn khách các tỉnh cũng không bỏ qua cơ hội thăm thú, sắm sanh chợ Tết.  

So với phiên chợ Tết xưa, hàng hóa ở phiên chợ Tết Pà Cò ngày nay phong phú, bà con họp chợ cũng đông đúc. Nông sản, vật phẩm vùng cao được bà con mang ra trao đổi đầy ắp chợ rồi hàng hóa do người miền xuôi mang lên cung ứng chẳng thiếu thứ gì từ vải vóc, quần áo, giày dép, chăn, màn đến thực phẩm thiết yếu, đồ gia dụng, cây, con giống... Về chợ, bà con người Mông mang theo ít măng khô, gùi rau, củ, quả hay đơn giản chỉ là những sản phẩm ra như khèn, dao chặt, vải thổ cẩm... Ai có con lợn ngon thì ngả ra góc chợ thu hút mọi người xúm vào xem, mua đủ dùng cho ngày Tết rồi thịt chuột rừng, gà, lợn bản... tất tật đều thấy ở chợ.  

Nếu bà con người Mông về chợ để trao đổi hàng hóa, mua sắm đón Tết thì phiên chợ lại để lại ấn tượng đẹp đẽ nhất trong lòng du khách bởi sự thân thiện của người dân bản xứ. Sắc thái văn hóa hiển hiện qua lời nói, cử chỉ, trang phục của đồng bào Mông, nhất là ở phiên chợ Tết, trang phục mà các chàng trai, cô gái Mông vận trên người luôn là bộ trang phục đẹp nhất. Từ trẻ nhỏ đến người già đều xúng xính khoe váy hay quần áo mới được trang trí thêm bởi những chiếc vòng bạc tinh xảo. Sắc màu dân tộc không thể hòa, lẫn ở chợ phiên. Bạn Vũ Thị Thùy Linh, sinh viên khoa Nghệ thuật, trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: Đây là lần đầu tiên mình đến chợ phiên của người Mông, cảm giác rất thú vị. Chợ có nhiều hàng hóa, nhất là dệt thổ cẩm, trang sức bằng bạc còn con người nơi đây vui vẻ, dễ gần. Khi trở về trường, nhất định mình sẽ phác họa nên bức tranh sống động về phiên chợ Tết của người Mông vùng cao.  

Không ít người cảm nhận phiên chợ Tết Pà Cò cũng giống như hơi thở, nhịp sống của đồng bào Mông vậy. Bà con ai nấy đều rộn rã, háo hức, đến chợ mua bán, trao đổi đã đành nhưng chính yếu vẫn là được đi chơi chợ Tết, giao lưu và chào đón những vị khách phương xa bằng nụ cười nồng hậu. Vào ngày chủ nhật diễn ra chợ phiên Tết, nếu đến nhà thăm bà con sẽ khó lòng gặp được bởi ông, bà, cha, mẹ, con, cháu đều xuống chợ cả rồi. Cả nhà đi chơi chợ, thích gì, sắm đấy, người già ngồi uống rượu ngô ở quán rượu nhỏ trong khu chợ, các cặp vợ chồng tíu tít mua vải vóc, điện thoại, sắm đồng hồ đeo tay còn lũ trẻ xà vào sạp hàng giày dép, không ngớt chỉ trỏ háo hức trước những bộ áo quần xanh, đỏ, sặc sỡ... Không ai đi chợ là không mua thứ gì ở phiên chợ Tết. Đi chơi chợ đến lúc mỏi chân, bà con lại rủ nhau vào hàng quà bánh phía góc chợ, gọi ra những chiếc bánh rán, xúc xích nóng hổi, thơm lừng rồi lại tiếp tục đi chơi chợ cho thật đã...  

Theo ông Sùng A Cha, cán bộ Ban quản lý chợ: Chợ phiên Pà Cò, đặc biệt là phiên chợ Tết thu hút rất du khách, có cả khách nước ngoài đến từ Lào, Thái Lan, úc nhưng nhiều nhất là người Pháp. Mặc dù chợ lúc nào cũng đông nghịt nhưng du khách rất yên tâm vì trước nay không ai bị mất trộm, mất cắp hay cướp giật tài sản, an toàn giao thông, an ninh trật tự luôn đảm bảo.  

Mỗi năm, phiên chợ Tết của đồng bào Mông Hang Kia,  Pà Cò chỉ có một lần. Nếu ai đó muốn tìm hiểu, khám phá cuộc sống, bản sắc văn hóa vô cùng đặc biệt này hãy đến với phiên chợ, đến với những người dân vùng cao hiếu khách, cùng thưởng thức món bánh dày, thịt bò khô và hương vị của rượu ngô...

 

                                                                  Bùi Minh

 

Các tin khác

Tiết mục múa “Hương sắc Mường Thàng” của đoàn nghệ thuật quần chúng huyện Cao Phong tại Liên hoan NTQC tỉnh năm 2015.
Chiêng Mường trong hội sắc bùa xã Thu Phong (Cao Phong).
Người dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) xuống chợ sắm tết.
Vườn hoa cúc của gia đình ông Trần Văn Bổng, xóm Tân Lập 2 vào kỳ thu hoạch rộ.

Trao giải kiến trúc mẫu cổng làng, nhà văn hoá xã, thôn bản tỉnh

(HBĐT) - Chiều 29/1, Sở VH-TT&DL (cơ quan thường trực Hội đồng thi tuyển kiến trúc) đã tổ chức trao giải kiến trúc mẫu cổng làng, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, bản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Nghề dệt vải truyền thống của người Mường Hoà Bình”

(HBĐT) - Ngày 29/1, tại Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL tổ chức lễ Khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Nghề dệt vải truyền thống của người Mường Hoà Bình”. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành và 100 em học sinh THPT tỉnh.

Hiệp hội Du lịch tỉnh liên kết phát triển sản phẩm du lịch

(HBĐT) - Sáng 29/1, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Tổ chức chương trình Chào xuân 2016 và tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó

(HBĐT) - Tối ngày 27/1, Ban Chấp hành Đoàn trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức chương trình “Chào xuân 2016 và tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó”.

Ấm nồng xuân xứ đạo

(HBĐT) - Chúng tôi về xứ đạo Lạc Thủy vào đúng mùa Nô-en, được hòa vào không khí chào đón Giáng sinh tươi vui, đầm ấm cùng bà con giáo dân, trao nhau lời chúc một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc. Lạc Thủy được gọi là xứ đạo bởi trên địa bàn huyện có 2 nhà thờ Thiên chúa giáo là nhà thờ Giáo xứ Khoan Dụ (thuộc Giáo phận Phát Diệm) tại xã Khoan Dụ và nhà thờ Giáo xứ Đồng Gianh (thuộc Giáo phận Hà Nội) tại xã Phú Thành với trên 6.000 giáo dân thuộc 17 họ đạo. Với tinh thần “Kính Chúa, yêu nước”, sống tốt đời, đẹp đạo, trong những năm qua, bà con giáo dân trên toàn huyện luôn đồng sức, đồng lòng thực hiệt tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng mối đoàn kết lương - giáo, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH, giữ vững ổn định ANCT -TTATXH trên địa bàn.

Hội chợ Xuân Hòa Bình 2016

(HBĐT) - Từ ngày 26/1 – 2/2, Sở Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Hội chợ Xuân Hòa Bình 2016. Hội chợ có quy mô 150 gian hàng với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong nước và của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục