Thầy mo làm lễ cầu mong gia chủ gặp nhiều may mắn khi đến ở nhà mới, bếp núc sẽ luôn vui vẻ.
(HBĐT) - Bếp lửa là một phần đặc biệt quan trọng trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường. Đây được coi như “linh hồn” của nếp nhà, nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc độc đáo và đậm đà bản sắc.
Theo thời gian, số lượng nhà sàn trên địa bàn tỉnh đã giảm đi đáng kể, cùng với đó là sự biến thể của các kiểu nhà sàn, nào là nhà sàn cột gỗ, sàn gỗ, lợp ngói, nào là nhà sàn cột gỗ, sàn gỗ, lợp tôn, nhà sàn cột bê tông, sàn gỗ, lợp tôn/bờ rôximăng, nhà sàn cột bê tông, sàn bê tông, lợp lá... Nhưng dù có nhiều chi tiết thay đổi trong ngôi nhà sàn thời hiện đại thì điều cốt yếu nhất vẫn cần được giữ vẹn nguyên: bếp lửa “linh hồn” của nhà sàn Mường truyền thống.
Ông Bùi Huy Vọng - hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, người đã dày công nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh - khẳng định: “Phong tục đắp bếp của người Mường là một nét văn hóa, di sản độc đáo cổ xưa đang thịnh hành trong người Mường. Đắp bếp là một phong tục hay một nghi lễ cầu mong sự phồn thịnh, mạnh khỏe và no ấm cho mỗi gia đình người Mường. Cho đến nay khi làm nhà mới, người Mường vẫn rất thận trọng việc đắp bếp”.
Phong tục đắp bếp của người Mường thể hiện sâu sắc những giá trị tâm linh và tín ngưỡng đặc trưng: khi làm khuôn và lấy đất đắp bếp phải chọn được ngày tốt theo tuổi của gia chủ. Đất để đắp bếp phải lấy nơi sạch sẽ. Nhóm lửa cũng phải chọn ngày, giờ tốt để sắm mấy mâm cỗ làm lễ cúng xin tổ tiên, thổ thần và mời anh em nội, ngoại, xóm làng đến chứng kiến ngày nhóm bếp. Lễ cúng nhóm bếp xưa kia thường được các thầy mo hoặc các cụ cao niên trong nhà thực hiện. Việc châm lửa nhóm bếp phải nhờ một vị có uy tín trong cộng đồng họ tộc, phải là người có con cháu đề huề, làm ăn phát đạt để nhà chủ được hưởng phúc - lộc - thọ - khang.
Vào ngày lành, tháng tốt để thực hiện nghi lễ đắp bếp, cả gia đình hôm đó thức dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị cho mâm cơm cúng. Trong mỗi mâm thờ, những thứ không thể thiếu là thịt lợn thui, gà luộc, cơm nếp đồ, rượu... Như đã hẹn trước, gia đình mời ông mo tới làm lễ. ông là người thay mặt gia đình xin phép với tổ tiên hôm nay được đắp cái bếp mới cho gia đình ăn nên làm ra, may mắn, tài lộc. Sau khi dâng cơm rượu cho tổ tiên, tới giờ tốt, ông mo cho gia đình tiến hành đắp bếp.
Vị trí của bếp được đặt gần cột cái bên dưới trên gian trong của ngôi nhà. Bếp là một cái khung gỗ hình vuông (hoặc hình chữ nhật) ghép bằng những tấm ván dày. Trước khi đắp đất, dưới đáy được lót một hai lớp bẹ chuối tươi có tác dụng cách ly đất bếp với sàn nhà tránh hỏa hoạn. Khi khuôn bếp đã đầy đất, bồ cuối cùng phải đổ trả lại khoảng 1/3 đất trong bồ. Điều này có ý nghĩa như là sự thơm thảo ai cho cái gì không nên lấy hết. Bồ cuối cùng được đổ trả lại cho đất coi như đắp bếp đã xong. Người chủ trì vừa châm lửa vào bếp vừa nói lời chúc mừng bếp mới của nhà mới luôn có cơm ráo, rượu ngon, dưới sàn gà, lợn đầy đàn, trên nhà, con người mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cơm kho, lúa đụn. Trong khi đắp bếp, ông mo vẫn làm phần việc của mình là thông quan với thần linh cầu xin Vua bếp mang lại cuộc sống bình yên cho gia đình. Vua bếp - theo tín ngưỡng dân gian Mường là vị thần bảo trợ cho bếp chống lại các loại tà ma xâm nhập. Trong bếp của người Mường, dù cho đến khi đã có kiềng sắt người ta vẫn dùng 3 hòn nục tượng trưng cho 3 vua bếp. Trước khi đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin cho đặt hòn nục, trong đó có 1 hòn tượng trưng cho vía chủ nhà. Chủ nhà mời một người già có uy tín, giỏi việc bếp núc tới nhóm lửa. Nếu lửa cháy ngay là điềm lành. Chẳng may lửa tắt phải mo một chặng dài xin vua bếp cho nhóm lại lửa. Khi lửa cháy, gia chủ mời thầy mo và người già ăn một bát cơm với một quả trứng. Sau đó dưới ánh sáng bếp lửa bập bùng, gia chủ mời láng giềng và họ hàng đến uống rượu cần, rang thóc cho lũ trẻ ăn và chuẩn bị một rổ ốc luộc thết đãi bà con. Người Mường tin rằng, làm như vậy, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn khi đến ở nhà mới, bếp núc sẽ luôn vui vẻ.
Người Mường quan niệm, ngọn lửa trong bếp thể hiện tình cảm ấm áp, đoàn tụ trong gia đình, chính vì thế, nếp nhà sàn của họ không thể thiếu linh hồn là bếp lửa. Hơn nữa, họ còn phải giữ cho bếp quanh năm đỏ lửa, thường thì họ ít khi để bếp tắt. Nếu không đun nấu sẽ ủ than dưới lớp tro, khi cần chỉ thổi lên là được và như vậy, bếp luôn có hơi ấm. Quan sát bếp lửa nhà sàn những ngày đầu năm, nếu thấy ở đầu cây củi lửa cháy phì phì và ánh sáng của nó trắng hơn thì họ cho rằng đó là lửa cười và sang năm mới sẽ làm ăn thuận lợi.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 17/2 (tức ngày 10/1 âm lịch), Ban quản lý di tích lịch sử đền Rem (thị trấn Chi Nê-Lạc Thủy) đã tổ chức lễ khai hội đền Rem năm 2016. Đến dự có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương.
(HBĐT) - Sáng 17/2 (tức mùng 10 tháng giêng), tại xóm Chiềng Châu, UBND xã Chiềng Châu (Mai Châu) tổ chức lễ Xên Mường năm 2016.
(HBĐT) - Tết này mế Hậu vui lắm! Mế vui một phần vì đã được chứng kiến 80 mùa hoa mận, hoa mơ nở rộ. Ra giêng mế và những bậc cao niên trong làng lại được ngồi trên hàng ghế danh dự để lãnh đạo Đảng, chính quyền xã và các thế hệ cháu con mừng thọ. Nhưng điều làm mế vui hơn là đứa cháu đích tôn đã công bố: ra giêng sẽ cưới vợ! ở tuổi này mới có cháu dâu mế vui lắm, muốn đi hết làng trên, xóm dưới để khoe đại hỉ, nhưng rồi mế lại tần ngần: Nhà khó biết làm thế nào để đám cưới cháu được bằng bạn, bằng bè. Cháu dâu của mế lại thuộc dòng dõi lang ậu, lấy đâu ra 9 trâu, 1 bò, vài ba con lợn, nồi đồng, vòng bạc... để đi xin cưới.
(HBĐT) - Ngày xuân, vùng đất Mai Châu lại lung linh, rộn ràng trong điệu xòe của người Thái. Mỗi độ xuân về, khắp các bản làng người Thái mọi người dân gác bỏ những bộn bề, lo toan thường nhật để cùng vui điệu xòe.
(HBĐT) - Không biết tự bao giờ, hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, không chỉ người dân Hoà Bình mà đông đảo du khách thập phương lại náo nức ngược dòng sông Đà đến với đền Chúa Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) và xã Thung Nai (Cao Phong) để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, sức khoẻ cho một năm mới và cũng để hoà mình vào thiên nhiên, thưởng ngoạn vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình được ví như một Hạ Long trên cao.
(HBĐT) - Ngày 14 – 15/2 (mùng 7 – 8 âm lịch), tại xã Bình Chân (Lạc Sơn) diễn ra lễ hội đình Cổi.