Trình tấu cồng chiêng tại Lễ hội đình Cổi.
(HBĐT) - Ngày 14 – 15/2 (mùng 7 – 8 âm lịch), tại xã Bình Chân (Lạc Sơn) diễn ra lễ hội đình Cổi.
Lễ hội mở đầu với nghi lễ rước sắc phong và rước thánh từ chân núi Khụ Bậy về đình. Tiếp đó, phần hội có những trò chơi dân gian như: đánh mảng, đánh cù, kéo co, ném còn… và giao lưu văn nghệ, trình tấu cồng chiêng.
Lễ hội năm nay thu hút đông đảo người dân nhất từ trước tới nay với trên 1 vạn người. Điểm mới của lễ hội là có thêm các gian trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm của nhân dân các xã trong vùng và hạ tầng khu vực đình tốt hơn. UBND huyện đã dành ngân sách trên 4 tỉ đồng đầu tư các hạng mục: đổ bê tông, mở rộng sân đình, đường rước kiệu, khu vệ sinh…
Đình Cổi đã được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2014. Đình thờ các vị: Quốc Mẫu Hoàng Bà, Thánh Tản, Vua Cun, Vua Hai, Thành Hoàng… Ngôi đình đã được nhận 2 sắc phong, 1 do vua Khải Định và 1 do vua Bảo Đại cấp. Đình hiện còn giữ được 1 ống đựng sắc phong, 1 hộp đựng sắc phong và 1 đòn kiệu.
* Ngày 15/2 (mùng 8 âm lịch), tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn) đã diễn ra lễ hội đu Mường Vôi. Lễ hội được tổ chức 3 năm 1 lần với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đậm bản sắc. Lễ hội đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong, ngoài huyện.
Phần lễ bắt đầu với phần rước bài vị lang cun Đức Chúa đại vương từ nhà lang Mường Vôi đến miếu thành hoàng dưới tán cây si cổ thụ. Tiếp theo là phần hội với các trò chơi dân gian: ném còn, bắn nỏ, kéo co, bóng chuyền, đánh mảng, đẩy gậy.
Đông đảo nhân dân dự Lễ hội đu Mường Vôi.
Đặc biệt, không thể thiếu trò chơi đánh đu và nghi lễ hạ cột đu. Cột đu được làm từ 4 cây tre đằng ngà to, thẳng, dây đu được làm bằng những cây hóp bánh tẻ dẻo dai. Không khí lễ hội cũng trở nên vui tươi hơn với phần biểu diễn của các nghệ nhân hát đúm, hát Rằng thường, trình tấu nhạc cụ dân tộc.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Đá vốn là vật vô tri, vô ngôn, nhưng bản thân nó ẩn chứa sức sống diệu kỳ, tựa hồ quả núi hùng vĩ, kiên định, thể hiện linh khí của đất trời. Cùng với sự bào mòn của thời gian, dưới tài năng chế tác của con người, những khối đá vô tri được “thổi” vào đó tâm tư, suy nghĩ và cảm nhận về giá trị nghệ thuật độc đáo. Mỗi tác phẩm đá cảnh giờ đây đã mang ý nghĩa, nét riêng mới lạ, thể hiện tài hoa của nghệ nhân.
(HBĐT) - Cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc và ẩm thực Việt, uống trà được nâng lên thành mộtự nghệ thuật, một thú chơi, một niềm vui hay những suy tư gửi gắm tâm sự. Từ người nông dân đến bậc trí thức đều biết uống trà. Cách uống và thưởng thức trà đôi khi ở những cấp độ khác nhau nhưng rồi đều quy tụ về một điểm chung là lòng mến mộ khách đến chơi nhà và thú vui thưởng thức.
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp gỡ các bạn Nhật Bản đang làm việc tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam. Khi được hỏi “Các bạn biết gì về ngày Tết của đất nước chúng tôi?”. Chúng tôi thật vui khi được nghe trả lời: “Nấu bánh chưng, lì xì, xông đất, hái lộc”... để thấy Tết Việt rất gần gũi và ấm cúng với họ. Những phong tục độc đáo của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người bạn Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hoà Bình. Đoàn tụ gia đình là điều mà các bạn Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về Tết Nguyên đán ở Hoà Bình.
(HBĐT) - Tối ngày 7/2 (tức 29 Tết âm lịch), tại tiền sảnh Cung văn hóa tỉnh, Sở VHTT&DL phối hợp với Công an tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức chuơng trình nghệ thuật “dâng Đảng - tiếng hát mùa xuân” chào mừng Xuân Bính Thân 2016. Đến dự có lãnh đạo Sở VHTT&DL, Công an tỉnh và đông đảo người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cần mẫn của người con gái Thái Mai Châu, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn giấu trong đó cả sắc hương của núi rừng.
(HBĐT) - Dân tộc Mường có nền văn hóa phong phú và đặc sắc, đậm đà bản sắc từ lâu đời. Đối với tỉnh Hòa Bình, dân tộc Mường có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và các mặt khác. Người Mường và văn hóa Mường ở Hòa Bình luôn được coi là trung tâm của dân tộc Mường cả nước với 4 Mường chính: Bi, Vang, Thàng, Động. Trong xu thế hội nhập hiện nay rất cần có một bộ chữ Mường thống nhất để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường. Cụ thể là ghi chép văn hóa Mường, trong giáo dục tiếng Mường, trong phát thanh và truyền hình bằng tiếng Mường tại tỉnh Hòa Bình.